Thị trường điện cạnh tranh: Nền tảng phát triển năng lượng bền vững

PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực đã đưa ra quan điểm về vai trò của thị trường điện cạnh tranh, các vướng mắc và đề ra các giải pháp.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cơ chế DPPA tạo đột phá cho thị trường điện cạnh tranh Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải 'bài toán' khó cho thị trường điện

Tại diễn đàn Phát triển Năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 diễn ra sáng 6/12 tại Hà Nội, các chuyên gia và nhà quản lý đã cùng thảo luận về chiến lược phát triển năng lượng bền vững, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thị trường điện cạnh tranh trong bối cảnh Việt Nam đối mặt với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao.

PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, cho rằng, việc xây dựng một thị trường điện minh bạch và hiệu quả không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn là yếu tố then chốt để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường. Những bài học từ quốc tế và các giải pháp cụ thể cũng đã được đưa ra nhằm giải quyết các thách thức hiện tại, hướng đến một nền năng lượng ổn định, bền vững và hội nhập.

Thị trường điện cạnh tranh: Nền tảng phát triển năng lượng bền vững
PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực - Ảnh: Thế Duy

Thách thức và triển vọng xây dựng thị trường điện Việt Nam

Nói về vai trò của thị trường điện trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, PGS.TS Đinh Văn Châu nhấn mạnh rằng Việt Nam đang đối mặt với nhu cầu năng lượng tăng nhanh, phản ánh tốc độ phát triển kinh tế hiện nay và khát vọng tăng trưởng bền vững.

Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò chiến lược của năng lượng trong việc đảm bảo an ninh quốc gia, phát triển kinh tế-xã hội bền vững và bảo vệ môi trường. Đây được coi là kim chỉ nam, tạo cơ sở chính trị và pháp lý cho sự hình thành thị trường điện cạnh tranh. Tuy nhiên, PGS.TS Châu cho rằng, xây dựng thị trường điện đòi hỏi sự đồng bộ từ thể chế, công nghệ, đến sự tham gia tích cực của các bên liên quan.

Thị trường điện Việt Nam được triển khai qua ba cấp độ: thị trường phát điện cạnh tranh, thị trường bán buôn điện cạnh tranh và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Theo lộ trình tại Quyết định 63/2013/QĐ-TTg, đến năm 2023, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ hoàn thiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tiến độ vẫn chậm hơn so với kỳ vọng.

Bộ Công Thương mới đây đã cập nhật quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh, kế thừa các nội dung từ thông tư được ban hành vào năm 2018. Đây là bước tiến nhằm điều chỉnh và tối ưu hóa thị trường điện, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả.

Thị trường điện mang lại nhiều lợi ích rõ rệt. Thứ nhất, chi phí ở các khâu phát, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện được minh bạch, giảm thiểu tranh cãi về giá điện.
Thứ hai, giá điện điều chỉnh theo cơ chế thị trường giúp định hướng hành vi tiêu dùng và thu hút đầu tư vào nguồn năng lượng mới. Cuối cùng, cơ chế này thúc đẩy các đơn vị ngành điện nâng cao hiệu quả kinh doanh và dịch vụ.

Tuy vậy, việc vận hành thị trường điện còn nhiều hạn chế. Sự tách bạch giữa vai trò an sinh và kinh doanh chưa rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong phân bổ nguồn lực. Các tổ chức lớn như EVN gặp áp lực cân đối giữa nhiệm vụ kinh doanh và đảm bảo an ninh năng lượng. Vì thế, việc xây dựng thị trường điện cạnh tranh cấp độ 3 đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng tiêu dùng. Công nghệ và nhận thức đóng vai trò cốt lõi trong việc thúc đẩy tiến trình này, giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia có thị trường năng lượng minh bạch, hiệu quả và hội nhập quốc tế.

Nhấn mạnh vai trò quyết định của hành vi tiêu dùng trong việc tiết kiệm năng lượng và phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam, PGS.TS Đinh Văn Châu cho rằng hiệu quả sử dụng năng lượng phụ thuộc vào sự thay đổi hành vi từ nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư đến từng người dân. Và nếu hành vi tiêu dùng năng lượng được thực hiện đúng cách, hiệu quả tiết kiệm có thể tăng lên đáng kể, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển bền vững của ngành điện.

Tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, lời giải cho năng lượng bền vững

Việt Nam đang đi sau nhiều quốc gia trong việc xây dựng và phát triển thị trường điện. Do đó, việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt từ những bài học thành công và thất bại, là rất quan trọng. Một số bài học tiêu biểu từ các quốc gia phát triển là việc xây dựng cơ chế chính sách quản lý phù hợp, thúc đẩy tự do hóa và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Các nước châu Âu, chẳng hạn, đã thành công nhờ tập trung vào đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, đầu tư dự phòng hợp lý và tăng cường kết nối lưới điện với các nước láng giềng để đảm bảo an ninh năng lượng. Đồng thời, họ cũng áp dụng cơ chế giá điện hợp lý nhằm khuyến khích tiêu thụ tiết kiệm, thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo như điện gió, mặt trời và sinh khối.

Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, ông Châu đề xuất một số giải pháp cụ thể cho Việt Nam, trước tiên, cần hoàn thiện cơ chế chính sách, xây dựng khung pháp lý rõ ràng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi và quản lý thị trường điện. Sự phân định trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý và đơn vị vận hành là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả.
Đồng thời, việc tái cơ cấu ngành điện là yêu cầu cấp thiết. Cần tách bạch các khâu độc quyền tự nhiên như truyền tải và phân phối điện với các khâu cạnh tranh như phát điện và bán lẻ, tránh tư nhân hóa ồ ạt trong lĩnh vực truyền tải để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Ngoài ra, đầu tư vào hạ tầng công nghệ hiện đại cũng là điều kiện tiên quyết để xây dựng thị trường điện cạnh tranh. Việc phát triển các công cụ tài chính như thị trường phái sinh điện sẽ giúp quản lý rủi ro, đồng thời minh bạch hóa chi phí vận hành. Đặc biệt, cần nâng cao năng lực các đơn vị bán lẻ điện trong dự báo, quản lý rủi ro và chăm sóc khách hàng, nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cơ chế giá điện linh hoạt, áp dụng theo vùng hoặc lĩnh vực, sẽ là giải pháp hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của thị trường điện.

PGS. TS Đinh Văn Châu khẳng định, việc xây dựng thị trường điện cạnh tranh không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là nền tảng để đảm bảo sự bền vững, hiệu quả của ngành điện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, đồng thời góp phần đưa nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Thế Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường điện

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện than năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện than năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguyên nhân tiền điện tăng vọt thời gian qua

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguyên nhân tiền điện tăng vọt thời gian qua

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Công nghệ BESS giúp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả

Công nghệ BESS giúp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân: Quyết định đúng đắn, kịp thời

Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân: Quyết định đúng đắn, kịp thời

Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó

Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó

Điểm sáng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam – Trung Quốc

Điểm sáng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam – Trung Quốc

Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ

Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ 'dậy sóng' xanh

Thể lệ cuộc thi

Thể lệ cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Bộ Công Thương phát động Cuộc thi

Bộ Công Thương phát động Cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Ai Cập tăng giá nhiên liệu lần đầu năm 2025

Ai Cập tăng giá nhiên liệu lần đầu năm 2025

Tương lai điện hạt nhân phụ thuộc vào nước?

Tương lai điện hạt nhân phụ thuộc vào nước?

Giá LNG giao ngay tại châu Á thấp nhất trong 8 tháng

Giá LNG giao ngay tại châu Á thấp nhất trong 8 tháng

Phải hoàn thành đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào tháng 9/2025

Phải hoàn thành đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào tháng 9/2025

Tăng liên kết điện khí: Giải mã từ NSMO và PV GAS

Tăng liên kết điện khí: Giải mã từ NSMO và PV GAS

Bộ Công Thương thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Bộ Công Thương thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Ra mắt Tổ chuyên trách Hệ thống Pin lưu trữ Năng lượng

Ra mắt Tổ chuyên trách Hệ thống Pin lưu trữ Năng lượng