Giảm phát thải khí nhà kính: Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng?

Việt Nam đang dần thâm nhập vào thị trường carbon. Đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi mô hình kinh doanh, giảm thiểu tác động đến môi trường.
Giảm phát thải khí nhà kính, ngành than lo đời sống của hàng vạn thợ mỏ Bàn giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp mỏ và năng lượng Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Thực hiện cam kết về giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), cụ thể hóa các cam kết quốc tế về giảm phát thải, trong đó có giảm phát thải khí nhà kính.

Triển khai thực hiện NDC là trách nhiệm của các quốc gia để thực hiện Công ước khung của Liên Hợp Quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Trong đó, có mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp.

Thị trường carbon là một cơ chế tạo nguồn lực để thúc đẩy việc giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa carbon dựa trên việc trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon.

Bà Đặng Hồng Hạnh, Đồng sáng lập - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần tư vấn Năng lượng và Môi trường chia sẻ về hiện trạng phát thải khí nhà kính và hiện trạng xây dựng thị trường carbon trong nước. Ảnh: Cấn Dũng
Bà Đặng Hồng Hạnh, Đồng sáng lập - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần tư vấn Năng lượng và Môi trường chia sẻ về hiện trạng phát thải khí nhà kính và hiện trạng xây dựng thị trường carbon trong nước. Ảnh: Cấn Dũng

Hiện nay, nhiều quốc gia đã tham gia vào thị trường carbon để đạt được mục tiêu trung hoà carbon. Thị trường giao dịch khí thải quốc tế đầu tiên trên thế giới của Liên minh châu Âu đã đi vào vận hành từ năm 2005. Ở Việt Nam, những dự án tín chỉ carbon tự nguyện đầu tiên đã được nhen nhóm từ năm 2018, tuy nhiên mới chỉ tập trung vào năng lượng tái tạo, thuỷ điện.

Tham luận tại Hội thảo “Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức” do Báo Công Thương tổ chức ngày 25/12, bà Đặng Hồng Hạnh, Đồng sáng lập - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC) đã trình bày hiện trạng phát thải khí nhà kính và hiện trạng xây dựng thị trường carbon trong nước.

Theo bà Đặng Hồng Hạnh, ngành năng lượng đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, đây cũng là ngành phát thải khí nhà kính lớn nhất, chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng phát thải toàn cầu. Các doanh nghiệp năng lượng, đặc biệt là những đơn vị sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt, đang đứng trước áp lực phải thay đổi mô hình hoạt động để hướng tới sự phát triển bền vững.

Từ đánh giá phát thải của 2.166 cơ sở theo lĩnh vực sản xuất, theo bà Đặng Hồng Hạnh, hai lĩnh vực đứng đầu là nhiệt điện (32%) và xi măng (25%), tiếp đến là sắt thép (18%); nhựa và cao su (5%); vật liệu xây dựng (3%)… Tuy vậy, Giám đốc điều hành VNEEC cho rằng, một tín hiệu tích cực trong kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các doanh nghiệp được khảo sát cho thấy, có 57,38% doanh nghiệp đang chuẩn bị xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính và 27,85% doanh nghiệp đã có kế hoạch, trong khi chỉ có 14,77% chưa có kế hoạch.

Bình Dương là một trong những tỉnh có số doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí thải nhiều nhất, sau đó là Đồng Nai… Điều này phản ánh hiện trạng phát thải của các địa phương này. Ở miền Bắc có Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng là những địa phương có số doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê lớn…”, bà Đặng Hồng Hạnh chỉ ra.

Thông tin thêm, Giám đốc điều hành VNEEC nêu, Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) với sự hỗ trợ của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện các cuộc khảo sát về sự sẵn sàng và hiểu biết của doanh nghiệp về thị trường carbon.

Giảm phát thải khí nhà kính: Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng?
Thị trường carbon được coi là công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính và đang phát triển nhanh chóng về thị phần giao dịch cũng như các tổ chức tham gia. Ảnh: Pixabay

Bà Đặng Hồng Hạnh cho biết, VNEEC đã khảo sát 537 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, xử lý chất thải và giao thông trên cả nước có phát thải ước tính trên 10.000 tấn CO2 tương đương.

Đây là những doanh nghiệp dự kiến tham gia vào giai đoạn thí nghiệm thực hiện Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) ở Việt Nam trong 1.912 doanh nghiệp có nghĩa vụ phải báo cáo về kiểm kê khí nhà kính theo quyết định Thủ tướng Chính phủ.

Từ kết quả khảo sát cho thấy, số doanh nghiệp đã thực hiện kiểm kê khí nhà kính còn khá hạn chế, chiếm 32,07%, trong số đó chủ yếu thuê bên thứ 3 kiểm kê; còn lại phần nhiều tự làm kiểm kê. 57,38% doanh nghiệp đang chuẩn bị xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, còn 27,85% đã có kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính và 14,77% chưa có kế hoạch.

Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp nói rằng đang chuẩn bị, có nghĩa là vẫn chưa thực hiện”, bà Đặng Hồng Hạnh nói.

Theo Giám đốc điều hành VNEEC, hiểu biết của doanh nghiệp về ETS và thị trường carbon còn quá ít. Chỉ có 53,16% doanh nghiệp có nghe qua về ETS và thị trường carbon nhưng không biết về nguyên tắc hoạt động cơ bản; 16,03% doanh nghiệp không hiểu cách ETS và thị trường carbon hoạt động; 26,16% doanh nghiệp có biết qua về nguyên tắc hoạt động cơ bản nhưng không hiểu được sự khác nhau giữa ETS và thị trường carbon; 3,38% doanh nghiệp hiểu cách ETS và thị trường carbon hoạt động cũng như sự khác nhau giữa chúng, chỉ 1,27% doanh nghiệp hiểu rõ cách ETS và thị trường carbon hoạt động, sự khác nhau cũng như tương tác của chúng trên sàn giao dịch carbon.

Điều này cho thấy, nhu cầu về đào tạo ETS và thị trường carbon rất lớn”, bà Đặng Hồng Hạnh lưu ý.

Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong tìm hiểu về vấn đề này khá cao. Phần lớn doanh nghiệp mong muốn được tham gia các khoá đào tạo về ETS, tìm hiểu kiến thức về mục tiêu giảm phát thải carbon…

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ Công Thương trong việc thực hiện nhiệm vụ thu hút đầu tư, phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại với quan điểm “không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc. Đi cùng với đó, công tác bảo vệ môi trường cũng đạt được những kết quả khá tích cực.

Về phía Bộ Công Thương, với trách nhiệm là một bộ kinh tế đa ngành, quản lý 2 lĩnh vực quan trọng là công nghiệp và thương mại, Bộ luôn quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, chủ trương của Đảng, đồng thời chủ động, tích cực xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ như Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, theo Quyết định 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022; Chỉ thị số 13/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định và ngày 14/6/2024... Bên cạnh đó, bộ cũng đã nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường; thực hiện chương trình tiết kiệm năng lượng; chuyển dịch năng lượng; thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo; ứng dụng khoa học công nghệ giảm phát thải; kiểm kê khí nhà kính…

Đặc biệt, đối với giảm phát thải khí nhà kính, quản lý tín chỉ carbon, trong kế hoạch triển khai Chỉ thị số 13/CT-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều nhiệm vụ cùng các nhóm giải pháp thực hiện. Trong đó chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định quyết định việc tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế về chuyển nhượng tín chỉ carbon, kết quả giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương phù hợp với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Carbon

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh ngập sắc cờ hoa trong Đại lễ Vesak

TP. Hồ Chí Minh ngập sắc cờ hoa trong Đại lễ Vesak

Trong những ngày 6-8/5, nhiều tuyến đường và ngôi chùa tại TP. Hồ Chí Minh được trang trí bằng hàng loạt cờ và hoa sen rực rỡ để đón mừng Đại lễ Vesak 2025.
Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Theo đại diện Bộ Y tế, một trong những nguyên nhân tình trạng thuốc sản xuất bất hợp pháp vẫn có thể lưu hành trên thị trường là do chế tài chưa đủ sức răn đe.
Hạ tầng điện đồng bộ, nông thôn mới đổi thay từng ngày

Hạ tầng điện đồng bộ, nông thôn mới đổi thay từng ngày

Hệ thống điện nông thôn được đầu tư đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn, ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất và góp phần hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới.
Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng dù là vì lý do gì, hành hung nhân viên y tế khi đang làm nhiệm vụ là không thể chấp nhận.
Một biệt thự cũ đổi màu, một trung tâm báo chí bật sáng giữa Thủ đô

Một biệt thự cũ đổi màu, một trung tâm báo chí bật sáng giữa Thủ đô

Giữa phố xưa Hà Nội, một biệt thự khoác áo mới. Nhưng điều thật sự đổi thay là báo chí được trao vai, được nhìn nhận đúng vị trí và bật sáng đúng thời điểm.

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra quán Lòng Chát sau ồn ào lòng se điếu

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra quán Lòng Chát sau ồn ào lòng se điếu

Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra quán Lòng Chát, số 268 Hồng Lạc, phường 11, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh sau những ồn ào về nguồn gốc món lòng se điếu.
Quảng cáo lòng se điếu dài 40 mét là vô lý

Quảng cáo lòng se điếu dài 40 mét là vô lý

Theo một số người có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi, kinh doanh thịt lợn, lòng se điếu tương đối hiếm, quảng cáo lòng se điếu dài 40 mét là vô lý.
Ráo riết chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Ráo riết chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Chỉ còn khoảng hai tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, học sinh và các thầy cô đang tích cực ôn luyện, công tác chuẩn bị cũng được đẩy nhanh.
Đề xuất địa phương quyết định lương tối thiểu vùng

Đề xuất địa phương quyết định lương tối thiểu vùng

Dự thảo Nghị định về phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ sửa đổi danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Hải quân Việt Nam: 70 năm bảo vệ chủ quyền biển đảo

Hải quân Việt Nam: 70 năm bảo vệ chủ quyền biển đảo

Hải quân Việt Nam phát triển vững mạnh, bảo vệ chủ quyền biển đảo, giữ gìn hòa bình khu vực, khẳng định vai trò trụ cột trong bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Hà Nội nâng chuẩn dạy nghề đáp ứng nhu cầu thị trường

Hà Nội nâng chuẩn dạy nghề đáp ứng nhu cầu thị trường

Công tác đào tạo nghề tại Hà Nội đang được đổi mới mạnh mẽ, gắn với nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
Thông tư mới về tiền lương có hiệu lực từ 15/6

Thông tư mới về tiền lương có hiệu lực từ 15/6

Bộ Nội vụ mới ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.
Thời tiết hôm nay 7/5: Hà Nội mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 7/5: Hà Nội mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 7/5, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối có lúc có mưa rào và dông; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết biển hôm nay 7/5/2025: Vịnh Thái Lan có mưa, dông

Thời tiết biển hôm nay 7/5/2025: Vịnh Thái Lan có mưa, dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 7/5/2025, gió trên hầu khắp các vùng biển hoạt động với cường độ yếu đến trung bình, Vịnh Thái Lan có mưa, dông.
Bộ Nội vụ: Tiến tới trả lương theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ: Tiến tới trả lương theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, tiến tới trả lương theo vị trí việc làm gắn với kết quả đánh giá sản phẩm.
Hà Nội triển khai phong trào

Hà Nội triển khai phong trào 'Bình dân học vụ số'

Hà Nội triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm nâng cao kỹ năng số cho người dân, phát triển chính quyền và xã hội số hiệu quả.
Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Chiều 6/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế cho rằng, khâu quản lý giám sát thực phẩm phần lớn đã phân cấp, ủy quyền cho các tỉnh, thành phố và các sở y tế.
Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Việc triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại vùng nông thôn góp phần nâng cao chất lượng sống và đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Bộ Y tế thông tin lộ trình miễn viện phí sau chỉ đạo của Tổng Bí thư

Bộ Y tế thông tin lộ trình miễn viện phí sau chỉ đạo của Tổng Bí thư

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn viện phí cho toàn dân là mục tiêu mà ngành Y tế đang quyết tâm thực hiện.
Nhìn lại sự nghiệp của PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường

Nhìn lại sự nghiệp của PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường

PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường đã qua đời tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư dạ dày.
Tranh cãi dùng hóa chất, lòng se điếu vào

Tranh cãi dùng hóa chất, lòng se điếu vào 'tầm ngắm' kiểm tra

Tranh cãi lòng se điếu dùng hóa chất, cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra nguồn gốc, lấy mẫu kiểm nghiệm để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Từ nông dân, hợp tác xã đến doanh nghiệp, tất cả đang từng bước ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn, tạo nền tảng bền vững phát triển kinh tế.
Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Trên diện tích cà phê quen thuộc, nông dân Kon Tum đã mạnh dạn đưa cây mắc ca trồng xen canh, mang lại thu nhập ổn định, gấp đôi so với canh tác thông thường.
Liên Hợp Quốc truyền tải thông điệp hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025

Liên Hợp Quốc truyền tải thông điệp hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức, đại diện Liên Hợp Quốc mong muốn Đại lễ Vesak 2025 là cơ hội để hướng tới hòa bình và bền vững,
Mobile VerionPhiên bản di động