Thứ bảy 21/12/2024 13:23

Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM: Bước tiến vượt bậc trong hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học

Việc ban hành Nghị quyết quốc tế hóa đã giúp Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM có bước tiến vượt bậc trong hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học.

Việc ban hành Nghị quyết quốc tế hóa đã giúp Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH) có bước tiến vượt bậc trong hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, trao đổi sinh viên. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với TS. Phan Hồng Hải - Hiệu trưởng IUH.

TS Phan Hồng Hải - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM (IUH)

Thưa ông, Nghị quyết quốc tế hóa được nhà trường ban hành sau một năm thực hiện đã mang lại những thay đổi như thế nào trong hợp tác quốc tế?

Xác định hợp tác quốc tế là nền tảng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, một Nghị quyết về đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế đã được IUH ban hành (Nghị quyết quốc tế hóa), chỉ sau một năm thực hiện, hiệu quả của các chương trình hợp tác quốc tế đã mang lại sự thay đổi cả về chất và lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo.

Theo đó, số lượng giảng viên quốc tế đến giảng dạy, nghiên cứu tại trường trong năm qua cao nhất từ trước đến nay, với hơn 16 giảng viên. Vị thế của nhà trường đối với các đối tác quốc tế đã được nâng tầm rõ rệt. Các đối tác quốc tế đã chủ động tìm kiếm, đặt quan hệ hợp tác với nhà trường với tần suất rất lớn, trung bình 3 đoàn/tháng. Qua đó, đã có 52 thỏa thuận hợp tác đã được ký kết trong năm 2022 với các đối tác từ Hàn Quốc, Đức, Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ, Ý, Canada.

Bên cạnh đó, có 7 đoàn viên chức, giảng viên của IUH đi tập huấn, học tập tại nước ngoài. Số lượng các dự án quốc tế mới liên tục được triển khai, với 5 dự án trong năm, đều có điểm đặc trưng là giảng viên của nhà trường giữ vai trò chính và chủ chốt trong các dự án nghiên cứu này.

Đặc biệt, từ năm 2022, các hoạt động trao đổi sinh viên, giảng viên, tổ chức các chuyến học tập kinh nghiệp, tập huấn nước ngoài được triển khai mạnh mẽ. Đã có 7 đoàn công tác của cán bộ giảng viên nhà trường đi học tập, tập huấn nước ngoài trong năm 2022.

Các liên kết với các văn phòng lãnh sự, hội liên hiệp các tổ chức hữu nghị được phát triển thành các hoạt động thiết thực giữa hai bên. Nhà trường đã có các buổi làm việc với các lãnh sự quán như: Ý, Hungary, Cu Ba, Ấn Độ, Campuchia... để tìm kiếm các chương trình hợp tác và đề xuất sự hỗ trợ của các văn phòng lãnh sự đối với các chương trình hợp tác quốc tế của trường.

Vậy trong hoạt động nghiên cứu khoa học, Nghị quyết quốc tế hóa đã mang đến sự thay đổi như thế nào cho IUH, thưa ông?

Có thể khẳng định, sau một năm thực hiện Nghị quyết quốc tế hóa, công tác nghiên cứu khoa học duy trì sự phát triển ổn định và có nhiều điểm đột phá. IUH tiếp tục đạt được những kết quả cao trong công tác nghiên cứu khoa học với hơn 450 bài báo, công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế (WoS/Scopus), tỉ lệ các bài báo phân hạng Q1, Q2 đạt mức 44% tăng 26% so với năm 2021.

Đặc biệt, các chương trình về sở hữu trí tuệ được thúc đẩy mạnh mẽ với 8 đơn đăng ký sở hữu trí tuệ được chấp nhận, 8 bằng sở hữu trí tuệ được cấp, trong đó có 1 bằng sáng chế.

Nhiều hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm đã được IUH tổ chức

Các nhóm nhóm nghiên cứu mạnh và nhóm nghiên cứu tiềm năng đã phát huy tích cực vai trò đầu tàu trong hoạt động khoa học công nghệ của Nhà trường với 44 bài báo thuộc danh mục WoS/Scopus phân hạng Q1, Q2 và 6 hợp đồng dự án khoa học công nghệ được ký kết và thực hiện.

Đặc biệt, Hội nghị quốc tế về công nghệ tiên tiến và Phát triển bền vững được tổ chức thành công tạo tiếng vang lớn với cộng đồng khoa học trong và ngoài nước. Những sản phẩm khoa học công nghệ mang thương hiệu Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã được thương mại hóa trên thị trường bên cạnh những sản phẩm được chuyển giao cho doanh nghiệp.

Năm 2022 cũng đánh dấu sự gia tăng mạnh mẽ số lượng giáo trình và tài liệu học tập phục vụ đào tạo được biên soạn bởi giảng viên nhà trường. Đã có 23 giáo trình được nghiệm thu và 19 giáo trình được xuất bản, bên cạnh 25 giáo trình vào 10 tài liệu học tập đăng ký mới.

Như vừa chia sẻ, thông qua nghị quyết, hoạt động hợp tác quốc tế đã được mở rộng và các hoạt động đã đi vào chiều sâu. Vậy ông có thể chia sẻ rõ hơn về các hoạt động này?

Như tôi đã nói ở trên, thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, nhiều dự án, chương trình hợp tác đã triển khai và mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cả người học và giáo viên, thương hiệu, vị thế của nhà trường cũng được nâng lên.

Theo đó, các dự án quốc tế được IUH lựa chọn và triển khai mang lại kết quả cao phải kể đến như: Trung tâm Hàn ngữ Sejong 5 tại TP. Hồ Chí Minh được thành lập mới. Tính đến nay đã có trên 250 học viên tham gia các lớp đào tạo tiếng Hàn (trình độ Sơ cấp, Trung cấp và cả tiếng Hàn cho kinh doanh)…

Dự án BUILD-IT, dự án BUILD-IT được mở rộng thêm 2 năm đến năm 2023. Năm 2022, trong khuôn khổ dự án, nhà trường tiếp tục hợp tác với Trường Đại học Arizona (Hoa Kỳ) trong việc cử giáo viên tham gia tập huấn theo hướng xây dựng chương trình đào tạo tiếp cận với doanh nghiệp, bổ sung kiến thức và kỹ năng sư phạm tiên tiến, tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, tạo sân chơi trong nghiên cứu và học tập cho sinh viên. Năm 2022, toàn trường có 250 giáo viên tham gia và nhận chứng chỉ từ các chương trình tập huấn của BUILD-IT (1 khoá kỹ năng của thế kỷ 21, 1 khoá đào tạo GV nguồn Certified Facilitator và 3 khoá and Master Teacher Training, xây dựng KPIs…).

Dự án MOLDEX3D ACADEMIC INDUSTRIAL: Dự án được thực hiện với sự tài trợ kinh phí của Công ty CORETECH SYSTEM trong việc cung cấp 30 bộ phần mềm Moldex3D bản quyền và tập huấn 1 quản trị và 25 giáo viên của Khoa Công nghệ cơ khí trong việc sử dụng phần mềm trong nghiên cứu và giảng dạy. Tổng kinh phí của dự án là 1,5 triệu USD.

Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học trong giảng viên, sinh viên luôn được IUH quan tâm

Dự án Nâng cao khả năng hiểu biết về phân loại rác tại nguồn và xử lý chất thải cơ bản đối với trẻ em tiểu học - tương tác kiềng ba chân nhà trường, gia đình và địa phương (OXFAM), tài trợ bởi Quỹ JEFF-châu Âu. Giai đoạn 1 dành cho việc thí điểm mô hình thu gom, phân loại rác tại nguồn và sáng tạo tái chế rác thải nhựa tại trường tiểu học Long Hưng B 1, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp và giai đoạn 2 sẽ là rút kinh nghiệm và hoàn thiện mô hình giai đoạn 1, sau đó nhân rộng ra thêm 2 trường tiểu học Long Hưng B 2 và 3 trong cùng khu vực.

Dự án SHARE với Đại học Quốc gia Lào, tài trợ bởi DAAD, từ tháng 8 đến tháng 11/2022. Chương trình SHARE hỗ trợ đào tạo nâng cao tại khối ASEAN với dự giúp đỡ của Cộng đồng châu Âu, DAAD (Đức), British Concil (Anh) theo các tiêu chuẩn đảo bảo chất lượng của ĐÔng Nam Á.…

Ngoài ra còn nhiều dự án khác hợp tác với Đức, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Vương quốc Bỉ… liên quan đến các vấn đề về: Môi trường, tài nguyên khoáng sản, phát triển bền vững… Các dự án đã giúp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm, khả năng làm việc theo nhóm cho cả giáo viên và sinh viên.

Chỉ tính riêng năm 2022, nhà trường đã ký kết 15 thỏa thuận ghi nhớ với các đối tác nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức… trong việc hợp tác đào tạo, nghiên cứu, trao đổi giáo viên, sinh viên, làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai các chương trình hợp tác sau này.

Tuy nhiên khó khăn hiện nay của chúng tôi trong quá trình hợp tác đó là chính sách của nhà nước chưa cụ thể, sự giới hạn về nhân lực phụ trách trực tiếp cùng hiệu quả triển khai các hoạt động, đặc biệt là đối với các chương trình đào tạo quốc tế.

Xin cảm ơn ông!

Năm 2023, IUH sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ mối quan hệ hợp tác với các đối tác, tổ chức quốc tế trong việc xây dựng các chương trình đào tạo liên kết; xúc tiến ký các thỏa thuận ghi nhớ với các trường đại học tại châu Âu và Bắc Mỹ; tích cực mời các nhà khoa học, chuyên gia và giảng viên quốc tế đến làm việc tại Trường. Đặc biệt, IUH sẽ chú trọng việc tìm kiếm, triển khai, phát triển và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học với các đề tài cấp quốc tế, quốc gia và khu vực.

Thu Hường

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2024

Mới nhất, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh cả nước

Đào tạo gắn với doanh nghiệp - “Một mũi tên, trúng hai đích”

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về giảm tỉ lệ xét tuyển sớm?

Nữ sinh Hà Nội trở thành tân Trạng nguyên tuổi 13 năm 2024

Tái hiện hoạt động thu hoạch, lưu trữ thóc, lúa qua giải đấu robot 'Mùa vàng'

Đà Nẵng: Hơn 6.000 người tham gia OPEN STEM DAY ‘trải nghiệm thế giới thông minh’

Hiệu quả công việc là 'thước đo' đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Khởi động cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024

Ứng dụng Blockchain và AI trong học tập giúp gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên

Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong khai giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị năm 2024

Đề xuất quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Đội Robotacon của Việt Nam đại thắng tại World Robot Olympiad 2024

Hợp tác trong thiết kế vi mạch bán dẫn tại Việt Nam

Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Trung tâm Chính trị quận Hoàng Mai trao chứng nhận cho 102 học viên lớp đảng viên mới khoá II/2024

Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng: Chuyển đổi số thành công nhờ 3 yếu tố

Gia Lai: Chuyện về cô giáo trẻ và hành trình gieo chữ ở vùng cao