Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Điểm tựa tin cậy
Thưa ông, trước bối cảnh thị trường lao động bị tác động nặng nề do dịch Covid-19, TTDVVL Hà Nội đã và đang triển khai những hoạt động nào để hỗ trợ doanh nghiệp cũng như người lao động?
Ông Vũ Quang Thành – Phó Giám đốc TTDVVL Hà Nội |
Thời gian qua, nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, TTDVVL Hà Nội tích cực triển khai các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin dự báo thị trường lao động; tổ chức thực hiện các chính sách bảo hiểm thất nghiệphỗ trợ người lao động (NLĐ) kịp thời. Đặc biệt, trung tâm tập trung thực hiện các giải phápkết nối cung - cầu lao động, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tuyển dụng lao động và NLĐ tìm kiếm việc làm phù hợp. Ngay khi chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt với dịch bệnh, trung tâm đặc biệt quan tâm đến việc phục hồi kết nối cung cầu của thị trường lao động. Theo đó, chúng tôi đang tiến hành thu thập nguồn cầu, các ảnh hưởng của dịch tới DN để có đánh giá cụ thể và đưa ra cách thức hỗ trợ phù hợp. Còn với NLĐ, chúng tôi đẩy mạnh thuthập nguyện vọng tìm kiếm việc làm, nhất là đối tượng lao động phi chính thức vốn là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi dịch bệnh; tiến hành chắp nối nguồn lao động tới các vị trí việc làm, qua đó cũng gián tiếp hỗ trợ DN tìm kiếm được nhân lực để phục hồi sản xuất.
Trước khó khăn của NLĐ và DN, Chính phủ đã ban hành các gói chính sách hỗ trợ, mới nhất là gói hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Xin ông cho biết, tình hình đăng ký gói chính sách của NLĐ tại TTDVVL Hà Nội ra sao?
Với tinh thần góp phần đưa gói chính sách hỗ trợ đến tay NLĐ và DN sớm nhất, từ năm 2020, TTDVVL Hà Nội đã tích cực tham gia, xây dựng các kế hoạch tổ chức thực hiện cho nhóm đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp. Có thể nói, đến nay tác động của dịch bệnh đã khiến số lượng DN phá sản, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh không ngừng gia tăng, NLĐ vì thế rơi vào tình trạng mất việc làm rất lớn. Ghi nhận cho thấy, năm 2020NLĐ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TTDVVL Hà Nội trung bình trên 2.000 người/ngày và mỗi một tháng số người đăng ký lên đến trên 11.000 người. Năm 2021, số lượng NLĐ người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội có giảm so với năm 2020, tính đến hiện tại trung tâm tiếp nhận đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp 60.000người, trong khi năm ngoái đến thời điểm này là hơn 70.000 người đăng ký. Mặc dù khá tươi sáng và thể hiện sự nỗ lực giữ nguồn lao động của DN,tuy nhiên tình hình NLĐ bị mất việc làm vẫn rất cao.
Nhằm góp phần phục hồi kinh tế, thời gian tới, TTDVVL Hà Nội sẽ triển khai các hoạt động cụ thể nào để phục vụ kết nối cung cầu lao động, thưa ông?
Kết nối cung cầu lao động luôn được chúng tôi xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Theo đó, chúng tôi không ngừng nâng cao hiệu quả cũng như kết nối đồng bộ các sàn giao dịch việc làm nhằm giúp thông tin về thị trường lao động được liên thông. Tới đây, chúng tôi sẽ tăng cường tận dụng tối đa nguồn lực hướng tới việc nâng cao dần tỷ lệ kết nối cung cầu, hỗ trợ tốt hơn nhu cầu tuyển dụng của DN và hỗ trợ nhiều nhóm đối tượng tham gia vào thị trường lao động. Riêng đối với công tác dự báocung cầu lao động, kể từ năm 2015 chúng tôi triển khai, nhằm giúp cơ quan quản lý chính sách, DN và NLĐ nắm bắt, đánh giá được thực trạng, xu hướng… của thị trường lao động. Giai đoạn hiện nay công tác dự báo lại càng hết sức quan trọng khi thị trường lao động đang có sự chuyển dịch rất lớn sau tác động của dịch bệnh. Vì vậy, chúng tôi đang cố gắng để công tác này làm sao đạt hiệu quả cao nhất, thông qua việc nghiên cứu sản phẩm, nhóm đối tượng cụ thể, qua đó giúp DN cũng như NLĐ tham gia thị trường lao động một cách tốt nhất.
Xin cảm ơn ông!