Trung Quốc sẽ nhập khẩu 150 tỷ USD hàng nông sản từ ASEAN
Trong cuộc họp này, hai bên cùng tuyên bố thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, một dấu mốc mới với kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển của cả khu vực và thế giới.
Về mặt kinh tế, Chủ tịch Trung Quốc đã đề xuất một số sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN, bao gồm tăng cường nhập khẩu từ khối, nhất là các sản phẩm nông nghiệp (dự kiến trị giá khoảng 150 tỷ USD trong 5 năm tới. Đồng thời, Trung Quốc sẵn sàng cung cấp cho ASEAN 1,5 tỷ USD hỗ trợ phát triển khác trong 3 năm tới để hỗ trợ các nước ASEAN chống lại Covid-19 và phục hồi kinh tế.
Để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, Trung Quốc sẽ khởi động Chương trình Tăng cường khoa học, công nghệ và đổi mới với ASEAN, cam kết cung cấp 1.000 mặt hàng công nghệ tiên tiến và ứng dụng cho ASEAN; hỗ trợ cho 300 nhà khoa học trẻ từ ASEAN đến Trung Quốc để trao đổi trong 5 năm tới.
Các sáng kiến mới được đưa ra khi cả hai bên đã đạt được thành công về hợp tác gắn kết ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương với sự tôn trọng lẫn nhau trong suốt 30 năm qua. Thương mại Trung Quốc - ASEAN đã tăng từ dưới 8 tỷ USD lên 684,6 tỷ USD.
Trung Quốc và ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nhau trong ba thập kỷ qua. Năm 2009, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản và EU, sau đó trở thành đối tác thương mại đầu tiên và lớn nhất của ASEAN trong 12 năm liên tiếp.
Vì Covid-19 vẫn đang lan rộng ở nhiều nơi trên thế giới, sự hỗ trợ của Trung Quốc sẽ rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế sau đại dịch của các nước ASEAN. Ngoài hỗ trợ y tế, Trung Quốc cũng có thể cung cấp sự thuận tiện trong các lĩnh vực như trao đổi nhân sự và thông quan cho khối. Trung Quốc đã cung cấp cho tất cả các nước thành viên ASEAN hơn 300 triệu liều vắc xin Covid-19 và một lượng lớn vật tư y tế khẩn cấp. Trung Quốc cũng đã cử các nhóm chuyên gia y tế giúp xây dựng các phòng thí nghiệm kiểm tra virut và thử nghiệm vắc xin với một số quốc gia thành viên ASEAN.
Hai bên cũng có nhiều tiềm năng hợp tác kinh tế kỹ thuật số và công nghệ liên quan, đặc biệt là trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng mới như 5G. Nhiều quốc gia ASEAN hoàn thành việc chuẩn bị thực thi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), một thành tựu mang tính bước ngoặt của hợp tác khu vực giữa 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực lên một tầm cao mới và tiếp thêm động lực cho giai đoạn ba thập kỷ vàng tiếp theo giữa Trung Quốc và ASEAN.