Thứ sáu 22/11/2024 12:35

Trung Quốc nhập khẩu dầu cao kỷ lục; Mỹ quyết nạp lại kho dự trữ dầu chiến lược

Số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu dầu của nước này năm 2023 tăng 11% so với năm trước đó, lên 11,28 triệu thùng/ngày.

Theo đó, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc năm 2023 vượt mức kỷ lục trước đó là 10,81 triệu thùng/ngày từ năm 2020.

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đạt trung bình 10,26 triệu thùng/ngày vào năm 2021 và 10,17 triệu thùng/ngày vào năm 2022 do nhu cầu nhiên liệu trong nước thấp trong thời gian phong tỏa vì đại dịch Covid-19 và do giá dầu tăng, đặc biệt là vào năm 2022, hạn chế nhu cầu dự trữ dầu thô của các nhà lọc dầu.

Nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc cao hơn nhiều so với 3 năm trước, chủ yếu được hỗ trợ bởi nguồn cung dầu ngày càng tăng từ Nga. Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, Nga đã trở thành nhà cung cấp dầu thô hàng đầu của nước này trong tháng 11 khi Bắc Kinh nhập khẩu khoảng 2,2 triệu thùng/ngày.

Nhập khẩu dầu từ Nga của Trung Quốc tăng mạnh. Ảnh minh họa

Nhập khẩu dầu từ Nga của Trung Quốc đã tăng 22,2% từ tháng 1 đến tháng 11/2023 so với cùng kỳ năm 2022.

Giới chuyên gia dự đoán, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu máy bay và nhu cầu từ ngành hóa dầu đối với các sản phẩm cao cấp được sử dụng trong sản xuất hàng hóa như tấm pin mặt trời và xe điện sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu và nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong năm nay.

“Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm khoảng 25% tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu, ước tính gần 2 triệu thùng/ngày vào năm 2024 so với năm 2023”, công ty nghiên cứu Wood Mackenzie cho biết trong một báo cáo.

Liên quan đến kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ, Chính quyền của Tổng thống Biden đã thực hiện thêm một bước nữa trong việc bổ sung lại Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR), khi thông báo về đề xuất thêm 3 triệu thùng dầu thô cho đợt giao hàng vào tháng 5.

Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược vào đầu nhiệm kỳ của chính quyền hiện tại có 638,1 triệu thùng trong kho - dầu dự phòng của quốc gia.

Trước đó, Tổng thống Biden đã giải phóng hơn 225 triệu thùng dầu trong khoảng thời gian từ tháng 3/2022 đến tháng 8/2023, đẩy dự trữ xuống mức thấp nhất trong 40 năm.

Trước viễn cảnh đó, chính quyền Tổng thống Biden lẽ ra phải nạp lại dầu với số lượng nhiều hơn, nhưng họ đang phải đối mặt với giới hạn về lượng dầu thô có thể được chuyển vào kho dự trữ mỗi tháng. Điều đó có nghĩa là sẽ mất tới 75 tháng để đưa SPR trở lại mức trước khi Tổng thống Biden rút cạn.

Theo các báo cáo, giờ đây chính quyền hiện tại đang mua dầu với giá gấp đôi mức trung bình lịch sử để bổ sung cho SPR trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ước tính, giá dầu thô Brent sẽ đạt mức trung bình 86,48 USD/thùng và giá dầu WTI là 81,48 USD/thùng vào năm 2024. Cơ quan này cũng dự đoán lượng dầu tồn kho toàn cầu sẽ tăng nhẹ vào năm 2024, giúp giảm áp lực lên giá dầu.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Giá dầu

Tin cùng chuyên mục

Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

Arab Saudi ‘tung đòn chí mạng’ vào thị trường dầu Nga

Tổ hợp hóa dầu lớn nhất Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu vận hành thương mại

Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương xác định đối tượng điều chỉnh mặt hàng dầu HFO

Vietsovpetro đoạt giải nhất Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Trung Đông ‘bùng cháy’, giá dầu lên đỉnh

Dầu Nga bất ngờ 'gặp khó' tại Ấn Độ

AI đang thay đổi ngành khai thác dầu khí như thế nào?

Hơn 280 thí sinh tham dự Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Bộ Công Thương ban hành quy định mới về bảo quản và huỷ bỏ giếng khoan dầu khí

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Thanh Hóa sẽ trình Bộ Công Thương quy hoạch xây dựng Kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô

8 tháng đầu năm, Petrovietnam nộp ngân sách ước đạt 96,5 nghìn tỷ đồng

Đồng Nai: Đồng loạt kiểm tra tại 24 cửa hàng xăng dầu

PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Chặng đường ngành Dầu khí hiện thực hóa mong ước của Người

Petrovietnam phát huy ''bộ mã gen'', nỗ lực bảo đảm ''4 chữ An''

Giá dầu thế giới ‘bay cao’, ai là ‘thủ phạm’?