Chủ nhật 22/12/2024 22:13

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nhiều nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam, chiếm 40,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt gần 584,18 triệu USD, giảm 10,5% so với 7 tháng đầu năm 2023.

Riêng tháng 7/2024, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt trên 90,65 triệu USD, tăng 4,7% so với tháng 6/2024 nhưng giảm 30% so với tháng 7/2023.

Trung Quốclà thị trường xuất khẩu nhiều nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam, chiếm 40,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của cả nước.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam. Ảnh minh họa

Trong 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu sang thị trường này đạt gần 239,15 triệu USD, giảm 23,5% so với 7 tháng đầu năm 2023; riêng tháng 7/2024 xuất khẩu sang thị trường này đạt 38,22 triệu USD, tăng 4,5% so với tháng 6/2024 nhưng giảm 46,6% so với tháng 7/2023.

Tiếp theo là thị trường Mỹ đạt trên 74,87 triệu USD, tăng 80,2%, chiếm 12,8%. Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu sang thị trường Đông Nam Á đạt trên 175,76 triệu USD, giảm 18,1% so với 7 tháng đầu năm 2023, chiếm 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của cả nước.

Đáng chú ý, xuất khẩu sang Bangladesh đang tăng mạnh trong những tháng qua. 7 tháng đầu năm, dù nước ta xuất khẩu sang quốc gia này chỉ đạt 3,9 triệu USD, nhưng tăng tới 72,93% so với năm 2023. Riêng tháng 7, xuất khẩu đã tăng 160% so với cùng kỳ.

Theo báo cáo từ Cục Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, bất chấp những thách thức về kinh tế và giá thức ăn chăn nuôi cao, nhu cầu thức ăn chăn nuôi dự kiến ​​sẽ tăng ở Bangladesh khi các trang trại gia cầm thương mại lớn mở rộng hoạt động. Do đó, nhiều doanh nghiệp tại đây đã tìm đến Việt Nam để tăng cường nguồn cung.

Tổng kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước đã tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây từ 93 triệu USD năm 2009 lên 927 triệu USD trong năm 2023. Về nông sản, Việt Nam xuất khẩu sang Bangladesh các mặt hàng gồm gạo, cao su, các sản phẩm từ cao su, thức ăn gia súc và nguyên liệu.

Hơn 20 năm qua, công nghệ và chất lượng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã được cải thiện vượt trội, hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu khó tính.

Theo báo cáo Triển vọng Nông sản Alltech năm 2023, Việt Nam đạt sản lượng đạt 26,720 triệu tấn, đứng thứ 8 thế giới. Việt Nam cũng lọt top 10 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên toàn cầu.

Hiện cả nước có 269 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp dạng hỗn hợp hoàn chỉnh với tổng công suất thiết kế đạt 43,2 triệu tấn. Trong đó, 90 nhà máy thuộc sở hữu của doanh nghiệp FDI (chiếm 33,5% về số lượng; 51,3% về công suất thiết kế) và 179 nhà máy thuộc doanh nghiệp trong nước (chiếm 66,5% về số lượng và 48,7% về công suất thiết kế).

Nhờ tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, trong đó có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia mở rộng kinh doanh sản xuất.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Mỹ

Tin cùng chuyên mục

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển