Ba sự dịch chuyển toàn cầu có thể sẽ định hình thương mại quốc tế vượt qua cuộc khủng hoảng trước mắt và trong tương lai hậu Covid - 19. Đầu tiên là sự chuyển đổi nhanh chóng từ thị trường sang nhà nước, với nhiều sự can thiệp của chính phủ sẽ hạn chế hơn nữa thị trường. Thứ hai là chủ nghĩa đơn phương quốc gia, khi các chính phủ đơn phương hành động với chi phí bỏ lỡ những cơ hội hợp tác toàn cầu. Thứ ba là vấn đề địa chính trị nhiều tranh cãi và không ổn định, tập trung vào sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Các yếu tố này báo trước một chủ nghĩa trọng thương mới đã từng là tiền lệ cho thời kỳ giữa chiến tranh trong nửa đầu thế kỷ 20.
Chủ nghĩa trọng thương nghĩa là việc thực thi quyền lực nhà nước để kiểm soát thị trường trong nước và quốc tế. Chủ nghĩa trọng thương từng chiếm ưu thế trong những thập kỷ trước năm 1945, được coi là đã phá vỡ các nền kinh tế trong nước, thu hẹp tự do cá nhân, phá hủy nền kinh tế thế giới và lên đến đỉnh điểm trong một cuộc chiến toàn cầu.
Ngày nay, chủ nghĩa trọng thương mới nổi khác xa với thực tế đó nhưng có nguy cơ xảy ra. Ba thời đại thương mại quốc tế đã đi trước đại dịch hiện nay. 1/4 thế kỷ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là một kỷ nguyên tự do hóa và toàn cầu hóa chưa từng có. Một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chứng kiến sự đình trệ toàn cầu hóa và tăng trưởng thương mại bị đình trệ cùng với leo thang chủ nghĩa bảo hộ. Bắt đầu từ đầu năm 2017, kỷ nguyên cuối cùng được Tổng thống Mỹ Donald Trump kích hoạt để trả đũa việc gia tăng chủ nghĩa bảo hộ của Trung Quốc. Điều này gợn lên chủ nghĩa bảo hộ thương mại ở các quốc gia khác.
Đại dịch Covid - 19 đã gây ra tình trạng mất cân bằng tồi tệ nhất kể từ năm 1945. Thương mại quốc tế có thể giảm tới 1/3, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm tới 40% và kiều hối quốc tế giảm tới 20% vào năm 2020. Triển vọng thương mại tồi tệ hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu theo hai cách. Thu hẹp kinh tế hiện đang diễn ra trên toàn thế giới. Trong và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, tăng trưởng nhanh chóng ở các thị trường mới nổi - dẫn đầu là Trung Quốc - đã ngăn chặn sự sụp đổ trong thương mại và cho phép phục hồi. Hiện nay, thương mại dịch vụ đang tổn thất nhiều hơn thương mại hàng hóa - du lịch và du lịch đã sụp đổ. Khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động mạnh vào dòng chảy thương mại hàng hóa nhưng thương mại dịch vụ đã "kiên cường" hơn, đặc biệt là du lịch và lữ hành. Triển vọng thương mại trong trung hạn hậu Covid-19 có thể chứng kiến 4 xu hướng chính:
Thứ nhất, chủ nghĩa bảo hộ thương mại có thể sẽ tăng lên khi sự lan tỏa các chính sách can thiệp của nhà nước trong nước, đặc biệt là chính sách công nghiệp sẽ kéo dài hơn cuộc khủng hoảng hiện nay. Các khoản trợ cấp do khủng hoảng sẽ khó đảo ngược và có tác động phân biệt đối xử thương mại. Yêu cầu sàng lọc mới có thể làm giảm đầu tư nước ngoài. Những điều này và các can thiệp khác để bảo vệ những lĩnh vực trong nước. Danh sách các lĩnh vực chiến lược được bảo hộ dựa trên căn cứ an ninh quốc gia đối với cạnh tranh nước ngoài có thể sẽ mở rộng. Thứ hai, chủ nghĩa đơn phương quốc gia có thể làm cho việc hợp tác chính sách khu vực và toàn cầu trở nên khó khăn. Đây là tín hiệu xấu cho các khuôn khổ quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC), nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) và các tổ chức khu vực như ASEAN. Điều này cũng dẫn đến những hiệu ứng tự do hóa của các hiệp định thương mại ưu đãi mạnh mẽ hơn. Bằng chứng cho thấy, kể cả khi xung đột thương mại Mỹ - Trung nhiều lần leo thang và "trồi sụt", Mỹ nhiều lần đơn phương áp thuế đối với các nước đối tác và đồng minh, thì xu hướng tham gia liên kết mới thông qua các hiệp định thương mại tự do ưu đãi vẫn phát triển. Thứ ba, sự định hướng lại các chuỗi giá trị toàn cầu sẽ tăng tốc. Các công ty đa quốc gia phương Tây sẽ chuyển những bộ phận sản xuất từ Trung Quốc sang nước khác trên cơ sở chi phí như đã từng diễn ra, và ngày càng dựa trên cơ sở rủi ro chính trị, an ninh. Sẽ có sự kết hợp giữa bảo hộ và khu vực hóa các chuỗi giá trị, thay đổi theo từng lĩnh vực. Nhưng hiệu quả tổng thể là tăng chi phí cho người sản xuất và người tiêu dùng. Thứ tư, thương mại quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi môi trường địa chính trị bị phá vỡ, xung đột hơn như cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có hồi kết, ngày càng phức tạp, khó lường; một Liên minh châu Âu hướng nội, bị chia rẽ sâu sắc hơn trong khi tiến trình Brexit chưa dứt điểm và tương lai mối quan hệ giữa Anh và EU vẫn ảm đạm, không rõ ràng. Điều này chỉ ra một trật tự thương mại mới có thể lặp lại chủ nghĩa bảo hộ mới của những năm 1970, đầu những năm 1980, hay đáng lo ngại hơn là những năm 1920 và 1930.
Hai mối đe dọa lớn nhất đối với trật tự toàn cầu ổn định và cởi mở là sự gia tăng chủ nghĩa dân túy ở phương Tây, gây nguy hiểm cho việc tuân thủ các giá trị tự do, chủ nghĩa phi tự do ở Trung Quốc với nền kinh tế thị trường có sự kiểm soát của nhà nước. Cả hai đều có những đặc điểm trọng thương lan tỏa qua biên giới với chủ nghĩa bảo hộ thương mại và toàn cầu hóa bị hạn chế. Trung Quốc có dấu hiệu trở thành một cường quốc trọng thương cổ điển, gợi nhớ đến Đức và Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 so với nền kinh tế chỉ huy của Liên Xô vào cuối thế kỷ 20. Việc kiềm chế chủ nghĩa trọng thương trong khi bảo tồn các liên kết hiện cùng có lợi sẽ chứng minh một hành động cân bằng khó khăn. Các quốc gia nhỏ, cường quốc trung lưu ở châu Á, phương Tây và những nơi khác có vai trò quan trọng để chống lại chủ nghĩa trọng thương hiện nay. Họ phải giữ cho nền kinh tế - xã hội cởi mở, thể hiện chính sách, thể chế tốt, xây dựng liên minh cho thương mại và các vấn đề khác. Đồng thời cũng phải tăng cường liên minh với Mỹ và Liên minh châu Âu để thúc đẩy hướng ngoại hơn, mang tính xây dựng toàn cầu.