Thứ hai 23/12/2024 07:53

Triển vọng kinh tế toàn cầu: Biến số khó lường

Những bất ổn do đại dịch Covid-19 và hậu quả từ cuộc xung đột ở Ukraine khiến lạm phát gia tăng và gây áp lực lên sự phục hồi toàn cầu. Do đó, một số tổ chức quốc tế bắt đầu cắt giảm dự báo về tăng trưởng và thương mại toàn cầu.

Những hệ quả

Theo Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra ngày 19/4, sản lượng toàn cầu dự kiến sẽ giảm trong năm nay xuống 3,6% (dự báo trong tháng 1 là 4,4% và con số này của năm 2021 là 6,1%). Nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas của IMF cho biết, triển vọng kinh tế toàn cầu đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, phần lớn là do xung đột Ukraine. Cuộc khủng hoảng này diễn ra khi nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch.

Kinh tế toàn cầu dự báo tăng trưởng chậm lại trong năm 2022

Những lo ngại về kinh tế là chủ đề chính mà các nhà hoạch định chính sách triệu tập tại Washington trong tuần này cho các cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB). Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet L. Yellen tham dự phiên khai mạc hội nghị vào ngày 20/4 trong bối cảnh tác động của cuộc xung đột ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu sẽ chi phối các nội dung cuộc họp. Xung đột đang làm chậm tăng trưởng và thúc đẩy lạm phát, điều được mô tả là “mối nguy hiểm rõ ràng và hiện tại” đối với nhiều quốc gia.

Sự gián đoạn đối với nguồn cung dầu, khí đốt và kim loại của Nga, cùng với việc xuất khẩu lúa mì và ngô của Ukraine, sẽ lan truyền qua các thị trường hàng hóa và trên toàn nền kinh tế toàn cầu “giống như những cơn sóng địa chấn”. Các nhà kinh tế cũng thừa nhận rằng, quỹ đạo của nền kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc vào cách cuộc chiến diễn ra và phạm vi cuối cùng của các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh ở châu Âu và châu Á áp đặt lên Nga. Tăng trưởng có thể chậm lại hơn nữa trong khi lạm phát có thể vượt quá dự đoán của các nhà kinh tế, ví dụ, nếu các lệnh trừng phạt mở rộng đối với xuất khẩu năng lượng của Nga. Ukraine và Nga đang phải đối mặt với những hậu quả kinh tế nặng nề nhất từ xung đột. IMF dự kiến nền kinh tế Ukraine sẽ giảm 35% trong năm nay, trong khi nền kinh tế Nga dự kiến sẽ giảm 8,5%.

Các nhà chức trách Nga cho đến nay đã cố gắng kiềm chế sự sụp đổ của hệ thống tài chính và tránh được sự thất bại của ngân hàng, nhưng các biện pháp trừng phạt hơn nữa nhắm vào ngành năng lượng của Nga có thể có tác động đáng kể hơn đến nền kinh tế của nước này. Các biện pháp trừng phạt Nga do Mỹ và các đồng minh áp đặt là yếu tố chính góp phần vào việc điều chỉnh giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu của IMF. Dự kiến lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong suốt cả năm, dự báo ở mức 5,7% ở các nền kinh tế tiên tiến và 8,7% ở các thị trường mới nổi.

Mức tăng trưởng được dự báo giảm

Các tổ chức quốc tế và nhóm nghiên cứu khác cũng đã cắt giảm các dự báo. Tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, một tổ chức tư vấn của Washington, các nhà kinh tế dự đoán tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm từ 5,8% nhanh chóng vào năm 2021 xuống còn 3,3% hàng năm vào năm 2022 và 2023. WB cũng bày tỏ sự lo ngại về tình trạng của nền kinh tế toàn cầu, cảnh báo rằng đại dịch kéo dài, việc đóng cửa do Covid-19 ở Trung Quốc và lạm phát cao hơn có thể làm tăng bất bình đẳng thu nhập và tỷ lệ đói nghèo. Cơ quan này đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 xuống 3,2% từ 4,1%. Chủ tịch WB David Malpass cho biết, các nước đang phát triển đang phải đối mặt với việc tăng giá đột ngột đối với năng lượng, phân bón và thực phẩm, và khả năng lãi suất sẽ tăng. Lạm phát hiện đang gia tăng ở hầu hết thế giới, không chỉ ở Mỹ, nơi mà lạm phát đã đạt mức cao nhất trong 40 năm.

Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, hơn một nửa các nền kinh tế mới nổi có tỷ lệ lạm phát trên 7%. Và 60% “các nền kinh tế tiên tiến”, bao gồm cả Mỹ và khu vực đồng euro, có lạm phát trên 5%, tỷ trọng lớn nhất kể từ những năm 1980. Ở Anh, lạm phát đã tăng lên 7% trong tháng 3, mức cao nhất trong 30 năm. Một cuộc khảo sát ngày 12/4 về các nhà đầu tư toàn cầu của BofA Securities cho thấy, hơn 2/3 bi quan về triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong những tháng tới. Karen Dynan, thành viên cấp cao tại Viện Peterson và là cựu nhà kinh tế học tại Cục Dự trữ Liên bang cho biết, nhu cầu cơ bản ở Mỹ vẫn mạnh mẽ do người tiêu dùng tiết kiệm tích lũy trong đại dịch và mong muốn chi tiêu dồn nén. Ngoài chiến tranh, đại dịch và lãi suất tăng, Trung Quốc đang phải đối mặt với sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản của mình và nền kinh tế Brazil có thể bị tổn hại do bất ổn chính trị liên quan đến các cuộc bầu cử sắp tới.

Dữ liệu mới cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế và doanh số bán lẻ của Trung Quốc đang giảm mạnh, khi chính phủ áp dụng các biện pháp đóng cửa toàn diện để kiểm soát làn sóng dịch. Theo Gavekal Dragonomics, một công ty nghiên cứu kinh tế, đến ngày 11/4, 87 trong số 100 thành phố lớn nhất của Trung Quốc đã áp đặt một số hình thức hạn chế di chuyển. Các hạn chế một lần nữa đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đối với hàng điện tử, phụ tùng xe hơi và các hàng hóa khác, đồng thời làm giảm nhập khẩu dầu, thực phẩm và hàng tiêu dùng của Trung Quốc. Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và nhu cầu hạ nhiệt ở đó đã khiến Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay xuống 1,9 triệu thùng/ngày, từ mức tăng 5,6 triệu thùng/ngày của năm ngoái.

Việc xung đột ở Ukraine, và các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow, cũng đe dọa đẩy các nền kinh tế châu Âu vào suy thoái. Các nhà dự báo tại các viện kinh tế hàng đầu của Đức dự đoán rằng, lệnh cấm hoàn toàn của châu Âu đối với nhập khẩu năng lượng của Nga sẽ khiến sản lượng của Đức giảm 2,2% trong năm tới và đẩy lạm phát lên 7,3%, một kỷ lục đối với nước Đức thời hậu chiến.

Sự không chắc chắn sâu sắc về thời gian của cuộc chiến và các lệnh trừng phạt đang khiến cho việc dự báo kinh tế trở nên khó khăn hơn. Khi Tổ chức Thương mại Thế giới cắt giảm dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm nay, đã thừa nhận rằng những ước tính đó vẫn có thể thay đổi đáng kể. Dự kiến khối lượng thương mại hàng hóa thế giới sẽ tăng 3% trong năm nay, giảm so với dự báo trước đó là 4,7%. “Nhưng tùy thuộc vào cách mà đại dịch và chiến tranh diễn ra, tăng trưởng thương mại có thể ở mức thấp 0,5% hoặc cao tới 5,5%” - Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho biết như vậy tại cuộc họp báo mới đây.

Đại địch và xung đột quân sự đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng, gia tăng áp lực lạm phát, hạ thấp kỳ vọng về sản lượng và tăng trưởng thương mại toàn cầu.
Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/12/2024: 3 phương án giải quyết xung đột; Ukraine sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/12: 'Sói săn mồi' MiG-31K Nga xung trận; Ukraine ra điều kiện 'thép' với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12: Nga tập kích dữ dội tại Kursk, Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế

Chiến sự Nga-Ukraine 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại; Ukraine tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/12: Nga 'tung đòn quyết chiến' ở Kupyansk; Ukraine sắp tấn công Bryansk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12: Nga dội hỏa lực tại Kurakhovo, quân đội Ukraine vào thế nguy cấp

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'

Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Ukraine căng mình phòng thủ

Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow

Giới doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về nền kinh tế khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/12: Nga siết vòng vây lính Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine tuyên bố về thỏa thuận với Nga

Chính sách khí hậu của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có nhiều thay đổi?

Nỗ lực cuối cùng của TikTok để ngăn lệnh cấm tại Mỹ