Thứ hai 23/12/2024 21:06

Triển lãm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (1973-2023) và kỷ niệm 118 năm khởi phát phong trào Đông Du (1905-2023).

Triển lãm này là hoạt động văn hoá thiết thực hưởng ứng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản; tưởng nhớ và tri ân cụ Phan Bội Châu - một trong những người đầu tiên xây đắp tình hữu nghị, quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Nhật Bản.

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023) và kỷ niệm 118 năm khởi phát phong trào Đông Du (1905-2023), ngày 19/9, Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức dâng hoa, dâng hương và khai mạc trưng bày triển lãm “Tình bạn giữa chí sĩ Phan Bội Châu - Bác sĩ Asaba Sakitaro và mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản” tại Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu (119 Phan Bội Châu, thành phố Huế).

Ngay sau lễ dâng hoa, dâng hương, các đại biểu đã tham quan không gian trưng bày “Cuộc đời và sự nghiệp của chí sĩ Phan Bội Châu” và triển lãm “Tình bạn giữa Chí sĩ Phan Bội Châu - Bác sĩ Asaba Sakitaro và mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản” ngay tại không gian khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu.

Các đồng chí lãnh đạo Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và Thành phố Huế cùng các ban, ngành cắt băng khai mạc không gian trưng bày, triển lãm

Chí sĩ Phan Bội Châu là nhà yêu nước, nhà tư tưởng, văn hóa lớn của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Mặc dù bị thực dân Pháp và tay sai luôn tìm cách phong tỏa, kìm kẹp nhưng tinh thần yêu nước của cụ Phan Bội Châu luôn đầy nhiệt huyết và bất khuất. Cuộc đời hoạt động của cụ là hình tượng về tấm lòng kiên trung với đất nước, một tư duy nhạy bén của thời đại.

Cụ còn là sứ giả văn hóa giữa hai quốc giaViệt Nam - Nhật Bản. Mối quan hệ thân thiết giữa chí sĩ Phan Bội Châu và Bác sĩ Asaba Sakirato đã trở thành cầu nối giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục giữa hai nước, góp phần bồi đắp thêm mối quan hệ hữu nghị quốc tế Việt Nam-Nhật Bản.

Trong năm 2023, khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu (tại 119 đường Phan Bội Châu, thành phố Huế) đã được đầu tư, tôn tạo, tu sửa nhiều hạng mục như: bổ sung các hình ảnh tư liệu, hiện vật liên quan; chỉnh sửa, sơn lại không gian khánh tiết, hệ thống khung sườn đai, cửa chính, tủ trưng bày, hệ thống đèn điện chiếu sáng… với nhiều nguồn kinh phí khác nhau từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và do con cháu của cụ Phan Bội Châu đóng góp, ủng hộ… góp phần làm cho khu di tích trở thành một địa chỉ sinh hoạt văn hoá, giáo dục cho nhiều tầng lớp nhân dân địa phương, du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, học tập.

Để tưởng nhớ người đã góp phần xây đắp tình hữu nghị giữa hai dân tộc, hai nước Việt Nam - Nhật Bản, từ năm 2010, những người dân của thành phố Fukuroi (Nhật Bản) đã đến đây và dựng “Bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt - Nhật từ phong trào Đông Du”, góp phần xây đắp, phát triển tình hữu nghị giữa hai thành phố Fukuroi và thành phố Huế nói riêng và hai dân tộc Việt Nam-Nhật Bản nói chung. Năm 2017, tỉnh Thừa Thiên Huế và khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu đã vinh dự đón Nhà vua và Hoàng hậu cùng phái đoàn Hoàng gia Nhật Bản đến thăm.

Đặc biệt, năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu mốc son mới trong quan hệ Việt Nam và Nhật Bản nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng khi hai nước tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản. Chính những tình cảm đó đã tiếp thêm sức mạnh, làm cầu nối giao lưu văn hóa và mở ra triển vọng về tương lai tốt đẹp trong mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản.

Các sở, ban, ngành và đông đảo học sinh, người dân và du khách tham quan không gian trưng bày, triển lãm.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Thanh Hải cho biết, thông qua hoạt động này để tiếp tục tuyên truyền, quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu. Qua đó, góp phần đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng, nâng cao lòng tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, đồng thời củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản trong tương lai.

nhandan.vn
Bài viết cùng chủ đề: Quan hệ ngoại giao

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng