Thứ bảy 28/12/2024 15:46

Tranh chấp thương mại đầu tiên trong CPTPP kể từ khi hiệp định được thực thi

New Zealand đã đệ đơn tranh chấp thương mại đối với Canada liên quan việc thực thi hạn ngạch thuế suất sữa theo Hiệp định CPTPP.

Sự kiện này đã đánh dấu tranh chấp thương mại đầu tiên được đưa ra bởi bất kỳ quốc gia nào trong thỏa thuận thương mại xuyên Thái Bình Dương kể từ khi có hiệu lực vào tháng 12/2018.

Trong tuyên bố đưa ra, Bộ trưởng Tăng trưởng Thương mại và Xuất khẩu của New Zealand Damien O’Connor cho biết, New Zealand đã thông báo cho Canada và các bên tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) khác về việc Canada thực hiện hạn ngạch thuế suất sữa (TRQ) đối với sữa của mình đi ngược lại các quy tắc của CPTPP.

Lập luận của New Zealand tương tự như trường hợp đang diễn ra của Mỹ về việc thực hiện các quy tắc nhập khẩu sữa của Canada theo Hiệp định Thương mại Mỹ - Mexico - Canada mới (USMCA).

Chính phủ New Zealand cho biết, hạn ngạch thuế quan sữa của Canada vẫn chưa được thực hiện đầy đủ và các nhà xuất khẩu của họ không thể hưởng lợi đầy đủ từ việc tiếp cận thị trường đã được đàm phán theo CPTPP. Họ nói rằng, quyền tiếp cận thị trường bị mất này ước tính trị giá khoảng 68 triệu đôla New Zealand (tương đương 55 triệu đôla Mỹ) trong hai năm đầu tiên của thỏa thuận.

New Zealand có mối quan hệ tốt với Canada, một trong những đối tác thân cận nhất của nước này trên thế giới nên đã đánh giá cao sự tham gia của Canada vào vấn đề này ở các cấp độ khác nhau trong nhiều năm. Đó là lý do tại sao các cơ chế giải quyết tranh chấp trong các hiệp định thương mại tự do như CPTPP tồn tại để cung cấp một diễn đàn trung lập để giải quyết những tranh chấp đó khi phát sinh. Canada đã có 7 ngày để trả lời yêu cầu tham vấn của New Zealand. Nếu tham vấn không thành công trong việc giải quyết tranh chấp, New Zealand có thể yêu cầu thành lập một ban giải quyết tranh chấp.

Đầu tháng 11, New Zealand đã chính thức yêu cầu thành lập một ban hội thẩm để xét xử tranh chấp của nước này với Canada liên quan đến việc quản lý hạn ngạch thuế quan sữa (TRQ) theo CPTPP. Các ngành công nghiệp chính của New Zealand là xương sống của nền kinh tế nước này và do đó New Zealand tiếp tục làm mọi thứ có thể để đảm bảo nông dân được đối xử công bằng trên trường thế giới. Xuất khẩu chính trị giá 53 tỷ đôla cho nền kinh tế New Zealand vào năm ngoái và đang tiếp tục tăng lên. Điều quan trọng đối với an ninh kinh tế của tất cả người dân New Zealand là các quy tắc trong các hiệp định thương mại đang được tuân thủ.

Bộ trưởng Damien O’Connor cho rằng, Canada không tuân thủ các cam kết mà họ đã đưa ra trong CPTPP để cho phép các sản phẩm sữa vào Canada. Điều này đang ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu New Zealand, những người vẫn bị loại khỏi thị trường Canada và người tiêu dùng Canada, những người đang bỏ lỡ cơ hội lựa chọn tiêu dùng ngày càng tăng mà CPTPP hứa hẹn.

New Zealand đã khởi xướng tranh chấp vào ngày 12/5 năm nay bằng cách yêu cầu tham vấn chính thức với Canada để giải quyết những lo ngại này. Các cuộc tham vấn đã diễn ra vào tháng 6, nhưng không giải quyết được vấn đề. Do đó, New Zealand đã đưa ra quyết định yêu cầu thành lập một ban hội thẩm để xét xử và giải quyết tranh chấp. Điều này cuối cùng nhằm đảm bảo rằng các nhà xuất khẩu của New Zealand có thể tiếp cận những lợi ích đã được thỏa thuận theo CPTPP.

Đây là một vấn đề thương mại riêng biệt và các cơ chế giải quyết tranh chấp trong CPTPP. New Zealand đã gửi yêu cầu thành lập ban hội thẩm ngày 7/11. Canada và New Zealand giờ đây sẽ tham gia vào quy trình thành lập hội đồng bằng cách chọn ba cá nhân làm thành viên hội đồng. Các bên khác của CPTPP cũng có 10 ngày để tham gia tranh chấp với tư cách bên thứ ba nếu họ có lợi ích đáng kể trong tranh chấp.

New Zealand trước đây đã đưa tranh chấp lên Tổ chức Thương mại thế giới, nhưng đây là tranh chấp đầu tiên mà New Zealand đưa ra theo một hiệp định thương mại tự do và là tranh chấp đầu tiên mà bất kỳ bên nào đưa ra theo CPTPP.

Chính phủ đã tập trung vào việc mở ra cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu bằng cách thực hiện bốn hiệp định thương mại tự do mới với Vương quốc AnhLiên minh châu Âu, cũng như thông qua CPTPP và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Do đó, nước này đang đảm bảo tiềm năng của các thỏa thuận này được hiện thực hóa.

Duy Hưng (tổng hợp, IGN, FBT)
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định CPTPP

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Hiệp định CPTPP - ‘bước đệm’ đưa dệt may Việt Nam ‘vươn mình’ sang các thị trường mới

Hiệp định CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ

Trợ lực giúp xuất khẩu thủy sản Việt Nam rộng cửa vào Australia

Hợp tác thương mại Việt Nam - Peru: Tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định CPTPP

Tận dụng tốt hơn CPTPP để "hóa giải" những thách thức khi xuất khẩu sang Canada

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Nâng cao vai trò của hiệp hội, ngành hàng trong thực thi Hiệp định CPTPP

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam

Tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản qua Australia tăng trưởng mạnh

“Trái ngọt” xuất khẩu hàng hóa từ Hiệp định CPTPP

Xuất khẩu tôm vào Australia: Gia tăng các sản phẩm chế biến sâu

Xuất khẩu cá tra sang CPTPP: Mexico và Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng”

Bộ chỉ số FTA Index: Tạo động lực để địa phương bứt phá

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Hiệp định CPTPP kích thích doanh nghiệp Việt xanh hóa để làm chủ cuộc chơi

Xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á khởi sắc nhờ “đòn bẩy” CPTPP

Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Xuất khẩu thủy sản sang Canada: Chỉ 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ CPTPP

Tận dụng CPTPP, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mexico