Thứ tư 27/11/2024 12:13

Trang phục truyền thống dân tộc Ba Na: Lấy thiên nhiên làm hình mẫu

Với lối tư duy đơn giản, các họa tiết trong trang phục truyền thống của dân tộc Ba Na là những hình khối mang tính biểu tượng cao, lấy thiên nhiên làm hình mẫu

Sống giữa núi rừng Tây Nguyên, những đường nét trong trang phục truyền thống dân tộc Ba Na đều như hòa quyện cùng với thiên nhiên, mang hơi thở đại ngàn.

Trang phục truyền thống của đồng bào Ba Na hòa quyện cùng với thiên

Cũng giống như trang phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên, trang phục của dân tộc Ba Na rất giản dị với những đường nét khỏe khoắn nhưng không kém phần duyên dáng. Hình ảnh những chàng trai, cô gái trong trang phục thổ cẩm với những hoa văn, họa tiết trang trí độc đáo đã tạo nên bản sắc rất riêng của đồng bào Ba Na.

Thiếu nữ Ba Na trong trang phục truyền thống
Trang phục nam giản dị với những đường nét khỏe khoắn

Nghệ nhân Đinh Thị Tớp dân tộc Ba Na, tỉnh Gia Lai chia sẻ: Trong trang phục truyền thống dân tộc Ba Na, chính các họa tiết làm nên sự độc đáo. Với lối tư duy đơn giản, các họa tiết trong trang phục của người Ba Na là những hình khối đối xứng mang tính biểu tượng cao. Họa tiết đối xứng phản ánh quan niệm về vũ trụ, trời - đất, âm - dương lấy thiên nhiên làm hình mẫu. Mỗi tấm thổ cẩm được làm ra là một bức tranh thiên nhiên thu nhỏ từ những nét cách điệu hình học.

Họa tiết trong trang phục của người Ba Na là những hình khối đối xứng
Mỗi màu sắc đều mang một ý nghĩa riêng, một tiếng nói riêng

Để làm nên sự độc đáo, tươi mới cho trang phục truyền thóng của mình, người Ba Na luôn tỉ mẩn, khéo léo trong cách chọn và phối hợp màu sắc. Trong đó họ nhuộm vải bằng màu của các loại cây củ rừng. Mỗi màu sắc đều mang một ý nghĩa riêng, một tiếng nói riêng. Màu đen được nhuộm bằng lá cây chàm, cây mô, thường là màu nền của mỗi tấm vải, biểu hiện cho đất đai, cho sự nảy mầm từ mặt đất, độ che phủ của cây rừng mà suốt cả cuộc đời con người phải gắn chặt với nó kể cả khi họ đã trút hơi thở cuối cùng.

Họa tiết độc đáo thiết kế trên trang phục truyền thống

Theo quan niệm của người Ba Na, màu đen là màu chủ đạo, gây ấn tượng mạnh mẽ về phong cách. Đây chính là những hoa văn phản ánh đường nét văn hóa truyền thống và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người họ. Màu đỏ biểu hiện cho màu của lửa, của máu, tượng trưng cho sức sống, sự vươn lên, niềm đam mê, tình yêu và khát vọng, được nhuộm bằng nhựa cây Kxang, Kơ bai. Màu vàng biểu hiện cho ánh sáng mặt trời, sự kết hợp hài hòa giữa con người và tự nhiên, được nhuộm bằng củ nghệ hay màu của cây Kmếch. Màu xanh biểu hiện cho màu da trời, màu của cây lá được nhuộm bằng nhựa cây truông nhây, cây Kpai…

Nam giới người Ba Na thường mặc áo chui đầu, cổ xẻ
Nam giới đóng khố hình chữ T

Điểm nổi bật trên trang phục truyền thống dân tộc Ba Na chính là những hoa văn được thêu dệt trên váy, áo. Nam giới người Ba Na thường mặc áo chui đầu, cổ xẻ. Đây là loại áo cộc tay, thân áo có đường trang trí sọc đỏ chạy ngang, gấu áo màu trắng. Đằng sau áo được thêu những cây nêu, còn vạt áo được trang trí hoa cúc. Nam giới đóng khố hình chữ T theo lối quấn ngang dưới bụng, luồn qua háng rồi che một phần mông, ngày rét, họ mang theo tấm choàng. Trên đầu nam giới người Ba Na chít khăn theo kiểu đầu rìu.

Phụ nữ dân tộc Ba Na mặc áo chui đầu

Phụ nữ dân tộc Ba Na mặc áo chui đầu, không xẻ cổ kết hợp với váy. Trong các ngày lễ, trang phục truyền thống của người Ba Na có phần sặc sỡ hơn. Váy của phụ nữ Ba Na không được may lại mà nó chỉ là một tấm thổ cẩm được quấn quanh thân dưới, có tua tua hạt cườm. Về tạo hình áo váy cho phụ nữ, người Ba Na trang trí theo nguyên tắc bố cục dải băng theo chiều ngang. Những họa tiết băng trắng nằm chủ yếu phần giữa thân áo và váy. Hai ống tay bộ váy, áo đều được trang trí hoa văn. Thắt lưng váy được dệt thêu hoa văn và tua vải hai đầu và buông thõng dài hai đầu sang hai bên hông.

Váy phụ nữ Ba Na trang trí theo nguyên tắc bố cục dải băng theo chiều ngang

Đặc biệt, trong trang phục truyền thống của các thiếu nữ Ba Na còn có khăn đội đầu để làm duyên. Chiếc khăn có những hàng cúc trắng, chuỗi cườm tua tủa, cúc bạc lung linh thể hiện được tình yêu thủy chung và niềm ước mơ hạnh phúc.

Khăn đội đầu tạo nét duyên phụ nữ Ba Na

Trong các dịp lễ, tết, hội, đồng bào Ba Na luôn khoác trên mình bộ trang phục truyền thống. Họ luôn tự hào về những họa tiết độc đáo, ấn tượng màu sắc, đồng thời mang bản sắc riệng của người Ba Na.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: trang phục truyền thống

Tin cùng chuyên mục

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Liverpool và Real Madrid, 03h00 ngày 28/11, Champions League 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11, rạng sáng 27/11: Nhiều màn so tài rực lửa tại Champions League 2024/2025

Du khách sắp được thưởng thức “phở số” tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội

Việt Nam lần thứ 5 được vinh danh Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Barcelona và Brest, 03h00 ngày 27/11, Champions League 2024/2025

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Sporting Lisbon và Arsenal, 3h00 ngày 27/11, Champions League 2024/2025

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Man City và Feyenoord, 3h00 ngày 27/11, Champions League 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/11, rạng sáng 26/11: Newcastle và West Ham, Al-Gharafa và Al Nassr

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Newcastle và West Ham, 3h00 ngày 26/11, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Lai Châu: Đặc sắc các hoạt động thể thao, văn hóa dân tộc tại lễ hội PuTaLeng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 4: Sứ mệnh mới

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Southampton và Liverpool, 21h00 ngày 24/11, Ngoại hạng Anh

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/11, rạng sáng 25/11: Ipswich Town và MU, Southampton và Liverpool tại Ngoại hạng Anh

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Link xem trực tiếp bóng đá Leicester City và Chelsea, 19h30 ngày 23/11, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển