Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang:

Trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang lưu ý các địa phương cần trách nhiệm, tích cực và quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia Quy định mới về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Còn nhiều vướng mắc trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều 20/7, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia chủ trì Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với 19 tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Hội nghị về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, trong giai đoạn 2021 - 2025, Trung ương giao tổng vốn đầu tư phát triển hơn 39.019 tỷ đồng cho các địa phương thuộc Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Vùng Tây Nguyên để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (chiếm 39,2% nguồn lực đầu tư phát triển của ngân sách Trung ương để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong cả nước).

Đến nay, các địa phương đã hoàn thành việc phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021- 2025 trên cơ sở bám sát các quy định và chỉ đạo của Trung ương.

Trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc

Riêng trong năm 2023, ngân sách Trung ương phân bổ kinh phí thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia cho vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên hơn 17.820 tỷ đồng, chiếm gần 36% tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho cả nước. Trong đó, vốn đầu tư phát triển hơn 9.482 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 8.338 tỷ đồng. Đến nay, các địa phương trong Vùng đã phân bố hơn 7.935 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, đạt 83,68%.

Về tình hình giải ngân, đến hết ngày 30/6/2023, vốn giải ngân 3 chương trình của các địa phương trong vùng là hơn 2.055 tỷ đồng, đạt 21,67% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn 6,53% so với trung bình cả nước.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương trong vùng đã quyết liệt trong việc triển khai các nội dung, hoạt động thuộc từng dự án, tiểu dự án thành phần của Chương trình, cơ bản hoàn thành một số mục tiêu trong giai đoạn. Nhờ vậy, tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số của các vùng đạt bình quân đạt 3,81%/năm. Qua triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, một số địa phương trong vùng đã có nhiều cách làm hay, sáng kiến.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.

Các chương trình được phê duyệt và quy định tỷ lệ vốn đối ứng sau thời điểm quyết định kế hoạch vốn trung hạn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương. Do đó, việc bố trí vốn đối ứng để thực hiện các chương trình theo tỷ lệ quy định là rất khó đảm bảo. Việc huy động đóng góp về tiền hiện vật và ngày công lao động của nhân dân để thực hiện chương trình trên địa bàn các huyện, các xã còn khó khăn.

Nguồn vốn sự nghiệp được giao theo từng năm và phân theo hạng mục chi tiết làm cho địa phương khó khăn trong việc xác định mục tiêu của giai đoạn và chuyển đổi vốn giữa các nội dung trong chương trình để thích ứng với điều kiện thực tế. Việc bố trí cán bộ phụ trách thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ở cơ sở còn bất cập và chủ yếu kiêm nhiệm nhiều việc.

Do vậy, chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, theo dõi, tổng hợp báo cáo của các địa phương còn hạn chế, gây khó khăn cho công tác tham mưu chỉ đạo, điều hành thực hiện các chương trình. Đồng thời, chưa có chính sách, chế độ đãi ngộ để khích lệ, động viên cán bộ nên vấn đề tham mưu thực hiện các chương trình chưa cao, thiếu chiều sâu.

Ngoài ra, năng lực quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình ở các địa phương chưa đồng đều. Do đó, một số nơi gặp khó khăn khi triển khai các nội dung như: giao xã làm chủ đầu tư, cơ chế đặc thù trong đầu tư xây dựng, hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo…

Cần trách nhiệm, tích cực và quyết liệt hơn nữa

Tại hội nghị, lãnh đạo các Ban ngành liên quan, địa phương vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên đã có báo cáo, đưa ra các ý kiến liên quan đến việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Đại diện các Bộ, ngành ý kiến, trả lời các vướng mắc của địa phương

Để thúc đẩy giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia cả nước nói chung và Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Vùng Tây Nguyên nói riêng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương ban hành hoặc trình ban hành theo thẩm quyền các nội dung hướng dẫn chưa phù hợp; tích cực rà soát, chủ động trao đổi với các cơ quan liên quan để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn đã ban hành còn quy định chưa thống nhất, nhằm tạo sự đồng bộ, thông suốt giữa các quy định do trung ương ban hành.

Giao các cơ quan chủ chương trình chủ trì, phối hợp với các cơ quan chủ dự án thành phần và cơ quan liên quan giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình.

Ngoài ra, giao UBND các tỉnh, thành phố thuộc Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Vùng Tây Nguyên chủ động nghiên cứu các thông tư, nghị định để triển khai thực hiện ngay; kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản quản lý điều hành ở địa phương theo thẩm quyền bảo đảm bám sát tình hình thực tiễn và điều kiện đặc thù của từng vùng miền. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan trung ương để kịp thời có hướng dẫn đối với những quy định còn vướng mắc. Đặc biệt, cần quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao đã rõ thẩm quyền quy định, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình; rà soát danh mục dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia để hạn chế tối đa việc đầu tư dàn trải, lãng phí vốn ngân sách nhà nước. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, nắm bắt khó khăn thực tế tại địa phương, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn ngân sách nhà nước được giao.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang lo lắng nhiều về việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia ở các địa phương, hiện có địa phương mới chỉ giải ngân vốn được 8% và gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt là ở các quy định.

Trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Để thực hiện hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và các địa phương phải trách nhiệm, tích cực và quyết liệt hơn nữa trong triển khai. Đồng thời, khi có vướng mắc cần nên hỏi các bộ, ngành hoặc học tập từ các địa phương làm tốt trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

“Các bộ, ngành cần kết nối tối hơn với các địa phương, lắng nghe ý kiến từ các địa phương để tháo gỡ các vướng mắc, từ đó thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia” Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh và đồng thời cũng giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc thực hiện các văn bản quy định và tham gia vào việc sửa đổi các thông tư của các Bộ.

Trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đoàn công tác Chính phủ đã đi khảo sát việc triển khai đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu tại xã Vĩnh An (huyện Tây Sơn) và tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Hà Nội: Linh hoạt các giải pháp chi trả lương hưu qua tài khoản

Hà Nội: Linh hoạt các giải pháp chi trả lương hưu qua tài khoản

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Nam Định: Hải Hậu khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất

Nam Định: Hải Hậu khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất

Lai Châu: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

Lai Châu: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

Đại tá Vũ Như Hà giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn

Đại tá Vũ Như Hà giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn

Đà Nẵng: Khớp nối hoàn chỉnh hệ thống đường vành đai bao quanh thành phố

Đà Nẵng: Khớp nối hoàn chỉnh hệ thống đường vành đai bao quanh thành phố

Lý giải nguyên nhân Long An vươn lên vị trí Á quân PCI 2023

Lý giải nguyên nhân Long An vươn lên vị trí Á quân PCI 2023

Quảng Ninh: Đầu tư và khai thác hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao

Quảng Ninh: Đầu tư và khai thác hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao

Thanh Hóa: Chấn chỉnh tình trạng xe điện bát nháo tại các khu du lịch

Thanh Hóa: Chấn chỉnh tình trạng xe điện bát nháo tại các khu du lịch

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Đà Nẵng: Công nhân được mua hàng 0 đồng, khám bệnh miễn phí

Đà Nẵng: Công nhân được mua hàng 0 đồng, khám bệnh miễn phí

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Bạc Liêu: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, nhiều dự án chậm tiến độ

Bạc Liêu: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, nhiều dự án chậm tiến độ

Thừa Thiên Huế: Kỷ niệm 15 năm Lăng Cô được vinh danh vịnh đẹp thế giới

Thừa Thiên Huế: Kỷ niệm 15 năm Lăng Cô được vinh danh vịnh đẹp thế giới

Trực tiếp khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng năm 2024

Trực tiếp khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng năm 2024

Hải Phòng: Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu sinh học với tổng đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng

Hải Phòng: Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu sinh học với tổng đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng

Cầu Bến Rừng gần 2.000 tỷ nối Quảng Ninh - Hải Phòng lỡ hẹn khánh thành?

Cầu Bến Rừng gần 2.000 tỷ nối Quảng Ninh - Hải Phòng lỡ hẹn khánh thành?

"Bí quyết" nào để Đồng Tháp duy trì Top 5 PCI 16 năm?

"Bí quyết" nào để Đồng Tháp duy trì Top 5 PCI 16 năm?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Xem thêm