Thứ ba 31/12/2024 03:27

TP.HCM: Tạo hệ sinh thái phát triển khoa học và công nghệ

TP. Hồ Chí Minh là đầu tàu phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của cả nước, song doanh nghiệp (DN) khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố chiếm tỷ lệ ít, ứng dụng, đầu tư cho KH&CN chưa như kỳ vọng và mục tiêu đặt ra, vì thế thành phố sẽ có nhiều giải pháp quyết liệt hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN.
TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh chuyển giao, triển khai ứng dụng KH&CNcho cơ quan, đơn vị, DN

DN KH&CN còn khó khăn

Theo ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016- 2018, toàn thành phố có trên 300 đề tài đã được nghiệm thu và gần 90% đề tài đã chuyển giao.Tuy nhiên, tỷ lệ ứng dụng có hiệu quả thấp, nguyên nhân theo ông Dũng là vì kinh phí nghiên cứu thấp. Kinh phí nghiên cứu 300 đề tài chỉ khoảng 200 tỷ đồng, như vậy 1 đề tài chưa đến 1 tỷ đồng, trong khi ở Nhật Bản 1 đề tài thường có kinh phí lên đến 20 - 30 triệu USD.

Thành phố hiện có 46 DN KH&CN trên tổng số 300.000 DN. Nhiều DN hoạt động theo loại hình DN KH&CN nhưng không đăng ký vì thủ tục khó khăn, chính sách chồng chéo.

Đóng góp của thị trường KH&CN TP. Hồ Chí Minh mặc dù được xếp thứ 2 trong nhóm 9 ngành dịch vụ trọng điểm, với tốc độ tăng trưởng trung bình 17%/năm. Tuy nhiên, theo đánh giá, ngành KH&CN còn nhiều điểm nghẽn trong phát triển do cơ chế, chính sách chưa theo tư duy cơ chế thị trường.Mối liên kết giữa hoạt động nghiên cứu, nhà khoa học với thị trường và DN còn lỏng lẻo. Vai trò của các tổ chức trung gian, nơi kết nối cung cầu, tư vấn chuyển giao công nghệ còn mờ nhạt. Thị trường KH&CN chủ yếu vẫn là mua bán máy móc, thiết bị, chưa có nhiều giao dịch hàm lượng công nghệ cao.

Nhìn nhận kết quả áp dụng KH&CN vào sản xuất trên địa bàn thành phố, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm- Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh - nhấn mạnh: Sở KH&CN cần phải nhìn nhận vai trò “nhạc trưởng” trong phát triển KH&CN; ngoài nguồn vốn ngân sách cần phải phát huy vai trò của xã hội, DN nhiều hơn nữa cho hoạt động KH&CN.

Giải quyết những điểm nghẽn

Thực tế cho thấy, để các kết quả nghiên cứu mang lại hiệu quả đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội không hề đơn giản. Ông Nguyễn Việt Dũng cho biết, thời gian qua các quỹ đầu tư mạo hiểm có sẵn tiền nhưng họ ngại thủ tục đầu tư ở Việt Nam. Năm 2017, TP. Hồ Chí Minh chỉ nhận được 290 triệu USD vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, trong khi thị trường đầu tư mạo hiểm vào KH&CN trong khu vực lên đến nhiều tỷ USD mỗi năm. “Do cơ chế, chính sách phức tạp nên nhiều nhóm nghiên cứu, khởi nghiệp đã sang Singapore thành lập DN vì ở đó thủ tục nhanh gọn, dễ dàng hơn. Vì thế, vấn đề đặt ra là phải có chính sách hấp dẫn để nhà đầu tư rót vốn nhanh” – ông Dũng nhìn nhận.

Để thúc đẩy KH&CN phát triển, ông Nguyễn Việt Dũng cho biết, Sở KH&CN sẽ tiếp tục kết nối DN và các nhà khoa học để thực hiện đúng vai trò kiềng ba chân, thành phố sẽ có nhiều giải pháp thiết thực, trong đó phải hình thành tạo ra một hệ sinh thái phát triển KH&CN…

Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh sẽ đưa Quỹ Phát triển KH&CN thành phố đi vào hoạt động; hoàn thành việc chuyển đổi 100% tổ chức KH&CN công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Thanh - Dương
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Khoa học và Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

9 nhiệm vụ Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung triển khai năm 2025

Để khoa học và công nghệ nâng tầm vị thế quốc gia

Jaecoo J7 PHEV: Lựa chọn xanh cho tương lai bền vững

Subaru 'bắt tay' Toyota sản xuất SUV Forester Hybrid

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Thương mại hóa 5G, ứng dụng vào ngành công nghiệp thông minh

10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông tiêu biểu nhất năm 2024

Thiết lập hành lang pháp lý, tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Chương trình bình chọn Xe của năm 2025 chính thức 'mở cổng'

Giám sát chương trình triệu hồi gần 4.150 xe Ford Explorer lỗi ốp trụ

Hơn 200 trường học trên cả nước áp dụng hệ thống lớp học thông minh Nexta

Honda Việt Nam triệu hồi 31 ‘xế phượt’ Africa Twin CRF1100

Ba 'ông lớn' trong làng ô tô Nhật Bản: Nissan, Honda, và Mitsubishi Motors để ngỏ khả năng 'về chung nhà'

Embraer tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Đại hội Honda Biker Rally 2025: Sự kiện quy tụ hơn 1.000 bikers trên khắp cả nước

Công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024

Tập đoàn ô tô đầu tư 168 triệu USD tại Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu

Doanh nghiệp ‘bắt tay’ nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu

Đấu tranh quyết liệt ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học