Thứ bảy 26/04/2025 12:59

TP. Hồ Chí Minh tiên phong cụ thể hóa Nghị quyết 57

TP. Hồ Chí Minh đang tiên phong cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW bằng hàng loạt chương trình hành động, mở ra dư địa lớn cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

Chiều 4/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: Năm 2025 là năm bản lề để định hình hướng đi và lộ trình thực hiện các chính sách nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững trong các năm tiếp theo.

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp, ngành phải khẩn trương hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực ngay trong quý II/2025. Việc triển khai nghị quyết phải đồng bộ với quá trình sắp xếp bộ máy hành chính theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW, trên cơ sở tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạovà chuyển đổi số, bảo đảm tinh gọn, hiệu quả.

Hưởng ứng chỉ đạo của Tổng Bí thư, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai quyết liệt nhiều hoạt động cụ thể trong thời gian qua, thể hiện vai trò "đầu tàu" trong công cuộc chuyển đổi số và phát triển khoa học - công nghệ.

Từ tầm nhìn chiến lược đến hành động cụ thể

Ngày 22/3, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị chia sẻ kinh nghiệm giữa các trường đại học, doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong thực hiện Nghị quyết 57. Các đại biểu thống nhất những yếu tố then chốt để bứt phá là: Thể chế thông thoáng; hạ tầng đồng bộ; nguồn nhân lực thông minh; đồng thời ưu tiên phát triển công nghệ đột phá như bán dẫn, AI, sản xuất chip...

Một bài giảng tại lớp bồi dưỡng nguồn nhân lực trí tuệ (AI) cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: hcmcpv.org.vn

Cùng ngày, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp Sở Nội vụ khai giảng lớp bồi dưỡng nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo (AI) dành cho cán bộ, công chức TP. Hồ Chí Minh. Lớp học diễn ra định kỳ 2 tuần/lần và sẽ được tổ chức liên tục cho đến khi toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức được phổ cập kiến thức cơ bản về AI và ứng dụng số.

Bên cạnh đó, thành phố cũng chú trọng phổ cập công nghệ số đến người dân thông qua chương trình “Bình dân học vụ số” do Thành đoàn phát động với hơn 300 đội hình trí thức trẻ và sinh viên tham gia, nhằm nâng cao năng lực số cộng đồng.

TP Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức hàng loạt các sự kiện về phát triển công nghệ trong thời gian qua. Ngày 23/3, cuộc thi “Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh” lần 2 được tổ chức với chủ đề “Chuyển đổi kép phát triển thành phố xanh bền vững”, quy tụ nhiều bạn trẻ và chuyên gia công nghệ.

Sự kiện đáng chú ý khác là Tuần lễ Công nghệ Anh tại Đông Nam Á (27-28/3) với các hoạt động ký kết, hội thảo hợp tác song phương, đặc biệt là việc thành lập Trung tâm đào tạo quản trị AI tại TP. Hồ Chí Minh, khẳng định vị thế quốc tế của thành phố trong hợp tác công nghệ cao.

Dư địa phát triển còn rộng mở

Ngày 24/3, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã đánh giá cao mức chi đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tại Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, chiếm hơn 47% tổng chi tư nhân cho nghiên cứu toàn thành phố. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là "đầu tàu" trong đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong việc thu hút đầu tư từ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được, trung tâm công nghệ cao của thành phố sẽ là "hạt nhân" của hệ sinh thái công nghệ cao cả nước, cùng với ba trụ cột “cao” khác gồm khu công nghiệp công nghệ cao, giáo dục và y tế chất lượng cao.

Tầm nhìn phát triển thành phố được cụ thể hóa bằng mô hình “1 trung tâm - 4 cao - 1 chiến lược”. Trong đó, “1 trung tâm” là Trung tâm Tài chính quốc tế TP. Hồ Chí Minh. “1 chiến lược” là xây dựng hạ tầng chiến lược, đặc biệt là giao thông và hạ tầng số.

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được khẳng định: “TP. Hồ Chí Minh đang có cơ hội lớn. Nếu biết nắm bắt, những ngành mới như AI, chip, GIS, công nghệ cao sẽ tạo ra động lực phát triển hoàn toàn mới. Qua đó, cần đẩy mạnh đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư và khai thác hiệu quả các khu - cụm công nghiệp, để tạo sức bật cho thành phố trong thời gian tới”.

Từ chỉ đạo chiến lược đến hành động cụ thể, TP. Hồ Chí Minh đang cho thấy quyết tâm hiện thực hóa Nghị quyết 57, tạo lập nền móng vững chắc cho một nền kinh tế tri thức, xanh và số hóa.
Phú Quý
Bài viết cùng chủ đề: Đổi mới sáng tạo

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Chuyển đổi hơn 19ha rừng trồng làm cụm công nghiệp

Đà Nẵng công nhận FPT và Marvell là đối tác chiến lược vi mạch bán dẫn

Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế thường niên TP. Cần Thơ

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động tri ân nhân dịp lễ 30/4

Báo cáo của Sơn La gửi Đoàn công tác Chính phủ có gì đáng chú ý?

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Quảng Ninh: Tự hào “Vùng mỏ bất khuất - Khát vọng hùng cường”

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online

Bãi Sau Vũng Tàu ‘chạy nước rút’ đón khách dịp lễ 30/4-1/5

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 26-28/4/2025 mới nhất

Chuyển hạng Khu bảo tồn Xuân Liên thành vườn quốc gia

PC Thanh Hóa đảm bảo cung ứng điện dịp nghỉ lễ 30/4

Vĩnh Long: Chi tiết 35 xã, phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

TP. Hồ Chí Minh cảnh báo tiền điện tăng do năng nóng

Sắp xếp xã, phường mới tại Đà Nẵng: Người dân tán thành rất cao

Bình Dương: Từ chiến trường khốc liệt đến phát triển thần kỳ

Bí thư Đà Nẵng: Nghiên cứu xây 5 đảo nổi tại Vịnh Đà Nẵng

Thanh Hóa: Thông qua nghị quyết về sáp nhập xã

Thông qua phương án sáp nhập TP. Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang

Tây Ninh: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng bằng chuỗi sự kiện đặc sắc