Chủ nhật 17/11/2024 19:21

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển logistics bền vững, tạo động lực cho tăng trưởng xanh

TP. Hồ Chí Minh hướng tới thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Ngày 24/9, diễn ra Diễn đàn Doanh nghiệp xanh với chủ đề “Giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp: Từ nhà máy đến khu công nghiệp và cảng biển”.

Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức, nhằm thúc đẩy các giải pháp logistics bền vững, đồng hành cùng chiến lược phát triển kinh tế xanh và bền vững của TP. Hồ Chí Minh.

Diễn đàn thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Ảnh: Thanh Minh

Trong bối cảnh hiện nay, việc phòng, chống và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm hiệu ứng nhà kính ngày càng trở nên quan trọng và trở thành trách nhiệm chung của toàn cầu. Hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Chính phủ Việt Nam đã chính thức cam kết tại Hội nghị COP26, từ đó định hình xu hướng phát triển kinh tế xanh như một mục tiêu tất yếu trong quá trình phát triển của mọi doanh nghiệp và của toàn bộ quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Chia sẻ tại sự kiện, bà Cao Thị Phi Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC), cho biết, cách đây hơn 1 tuần, TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Giai đoạn 2024 - 2030 nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030.

Theo đó, TP. Hồ Chí Minh hướng tới thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu và góp phần vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, từ đó tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Bà Cao Thị Phi Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Minh

Đáng chú ý, với kế hoạch này, TP. Hồ Chí Minh đưa ra 14 nhóm nhiệm vụ chính, bao gồm: Tài chính xanh, nhân lực chất lượng cao, kết nối xanh, năng lượng xanh, nước sạch và tuần hoàn nước, tuần hoàn vật liệu, tiêu dùng xanh, giao thông xanh, tòa nhà xanh và tiết kiệm năng lượng, khởi nghiệp khoa học và đổi mới sáng tạo xanh, mảng xanh đô thị và nông nghiệp xanh, và hệ sinh thái Cần Giờ xanh.

Theo đánh giá của các chuyên gia, đây đều là những nhiệm vụ cấp thiết giúp thúc đẩy nền kinh tế của TP. Hồ Chí Minh theo hướng bền vững và giảm thiểu các tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu.

Mặt khác, một trong những ưu thế của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế là việc tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới như: CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), EVFTA (FTA Liên minh châu Âu - Việt Nam) và UKVFTA (FTA Việt Nam - Vương quốc Anh). Các hiệp định này đặt ra yêu cầu cao về quy trình sản xuất với tiêu chí năng lượng xanh và nguyên liệu sạch, tạo ra cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong việc đổi mới quy trình sản xuất và đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế về bền vững.

Để phát triển logistics xanh trên địa bàn thành phố, TP. Hồ Chí Minh cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số; xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm xanh hóa hoạt động logistics, tạo thuận lợi cho vận tải đa phương thức. Ảnh: Thanh Minh.

Từ mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xanh, TP. Hồ Chí Minh đã và đang phối hợp cùng các đối tác trong và ngoài nước thực hiện mục tiêu phát triển trên cơ sở tính chất đặc trưng vùng miền và địa lý khu vực để tìm ra hướng phát triển xanh phù hợp.

“Tại TP. Hồ Chí Minh, sự phát triển xanh không chỉ là giải pháp để bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy chuyển dịch chất lượng phát triển kinh tế, hướng đến một xã hội phát triển bền vững. Trong đó, sự chuyển đổi xanh của doanh nghiệp, thành công của doanh nghiệp là góp phần vào thành công chung của thành phố”, bà Cao Thị Phi Vân nhấn mạnh.

Tại diễn đàn, các diễn giả đã trình bày các chủ đề quan trọng về logistics bền vững và phát triển công nghiệp xanh như: “Tài chính xanh: Tiếp cận lãi suất thấp hoặc tài trợ cho các dự án xanh thông qua sự hợp tác với các tổ chức tài chính EU”, mang lại những cơ hội hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp; “Định hướng tăng trưởng xanh lĩnh vực logistics”. Đồng thời, “giới thiệu giải pháp” liên quan đến các chủ đề như: Năng lượng tự chủ và phương tiện vận tải hiệu quả; hiệu quả từ công nghệ và các giải pháp tích hợp; nhà đầu tư và nhà cung cấp giải pháp xanh.

Ngoài ra, tại diễn đàn, các diễn giả cũng trình bày về “Chuyển đổi xanh ở các quốc gia và bài học kinh nghiệm cho phát triển bền vững ở Việt Nam”, giúp doanh nghiệp nắm bắt những kinh nghiệm quốc tế. Đặc biệt với chủ đề “Thực tiễn chuyển đổi công nghiệp cho phát triển bền vững trong tương lai”, diễn giả đưa ra những hướng đi chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài cho doanh nghiệp.

Ông Cao Minh Nghĩa - Phó Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Minh.

Tham gia đóng góp ý kiến tại diễn đàn, ông Cao Minh Nghĩa - Phó Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh - kiến nghị, để phát triển logistics xanh trên địa bàn thành phố, TP. Hồ Chí Minh cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số; xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm xanh hóa hoạt động logistics, tạo thuận lợi cho vận tải đa phương thức; hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động logistics xanh, đặc biệt là các quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí, điều chỉnh phát thải khí thải, hạn chế lượng khí CO2 từ các phương tiện vận tải

Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển logistics xanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng Bộ tiêu chí đo lường mức độ phát triển logistics xanh hay chỉ số năng lực phát triển logistics xanh.

Về phía doanh nghiệp, ông Cao Minh Nghĩa cho rằng, doanh nghiệp cần điều chỉnh, hoàn thiện chiến lược phát triển logistics xanh; kiểm soát logistics xanh ngay tại kho; cải tiến chất lượng phương tiện vận tải; triển khai công nghệ và công nghệ thông tin tiên tiến; tận dụng các ưu đãi của nhà nước; hợp tác giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics...

Thông qua Diễn đàn Doanh nghiệp xanh, TP. Hồ Chí Minh hy vọng có thể khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cùng tham gia vào hành trình chuyển đổi logistics bền vững, từ nhà máy, khu công nghiệp đến cảng biển, góp phần vào sự phát triển bền vững của TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống