Thứ hai 23/12/2024 14:38

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng chống dịch Covid-19 trong mua sắm hàng Tết

Trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại, chính quyền TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở ngành, doanh nghiệp và người dân tăng cường công tác phòng chống dịch trên diện rộng, đặc biệt là trong hoạt động mua sắm hàng hóa trong dịp Tết Tân Sửu 2021.

Tính đến trưa ngày 2/1/2021, TP. Hồ Chí Minh là một trong 10 địa phương xuất hiện bệnh nhân dương tính với Virus Corona với 2 bệnh nhân. Trong đó 1 bệnh nhân liên quan đến ổ dịch ở Hải Dương và 1 bệnh nhân nhập cảnh, cả hai đều đã được cách ly. Tuy nhiên, thành phố được xem là địa phương có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao đối với nguồn xâm nhập từ bên ngoài vào, vì vậy UBND TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở ngành, chính quyền quận huyện, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19.

Theo đó, UBND thành phố yêu cầu mọi người dân tuân thủ nghiêm và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách - không tụ tập, khai báo y tế); kêu gọi, khuyến cáo người dân tự nguyện khai báo y tế, nhất là những trường hợp đã qua các địa phương có dịch, tiếp xúc gần, tiếp xúc xa với các ca bệnh; cài đặt các ứng dụng truy vết.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các tổ chức, doanh nghiệp, tiểu thương cần đẩy mạnh làm việc trực tuyến, thanh toán điện tử trong giao dịch, mua sắm; đặc biệt hạn chế tối đa tập trung đông người; người kin hdoanh, người tiêu dùng đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người, mua sắm tại siêu thị, trung tâm thương mại.

Các sở ngành được đề nghị tiếp tục triển khai thực hiện các Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 đối với chợ đầu mối, chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại; các hoạt động du lịch, kinh doanh ăn uống... nhưng cần áp dụng linh hoạt, phù hợp với tình hình diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn.

Người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh được yêu cầu tăng cường phòng chống Covid-19 khi đi mua sắm

Trong dịp Tết Tân Sửu sắp đến, dự báo lượng người dân các địa phương và công nhân lao động sẽ không về quê đón Tết nhằm hạn chế dịch bệnh sẽ tăng cao. Do đó, chính quyền thành phố đề nghị Sở Công Thương cần chuẩn bị trữ hàng hoá ,đảm bảo phục vụ cho người dân.

Để cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa cho người dân mua sắm Tết và phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu qủa, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi UBND các quận, huyện để thông tin đến người dân trên địa bàn về hoạt động kinh doanh, mua sắm hàng hóa trong dịp Tết. Theo đó, các chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu vẫn duy trì bình thường, đảm bảo nguồn cung đồng thời khuyến cáo người dân không mua tích trữ lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm vì hàng hóa phục vụ Tết hiện rất dồi dào, đủ sức cung cấp theo nhu cầu của người dân.

Về kế hoạch cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm Tết trên địa bàn thành phố, ngày 1/2/2021, bà Phan Thị Thắng - Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh - cùng đoàn công tác đến thăm và làm việc tại một số doanh nghiệp chủ chốt trên địa bàn.

Ông Nguyễn Ngọc An - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vissan - cho biết, dịp Tết Tân Sửu, Vissan dự trữ hàng Tết là 900 tỷ đồng; trong đó thực phẩm tươi sống 2.290 tấn, tăng 5%; thực phẩm chế biến 5.183 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ. Theo ông An, từ đêm 25 tháng Chạp đến rạng sáng 30 tháng Chạp, công ty sẽ tập trung giết mổ thịt gia súc. Riêng thực phẩm chế biến phục vụ Tết, hiện mặt hàng đồ hộp đã sản xuất đạt 100% kế hoạch, lạp xưởng đạt 93%, xúc xích tiệt trùng đạt 91%, giò các loại đạt 88%, thịt nguội và xúc xích tươi đạt 78% kế hoạch.

Đại diện Công ty Sài Gòn Food cho biết, công ty chuẩn bị hơn 2.700 tấn sản phẩn thành phẩm để phục vụ Tết, tăng 25% so với Tết năm ngoái. đến thời điểm này, nguồn hàng của công ty để phục vụ cho thị trường Tết đã sản xuất đầy đủ và sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng.

Làm việc với các doanh nghiệp, bà Phan Thị Thắng yêu cầu các doanh nghiệp đảm bảo đưa hàng hóa ra thị trường đủ số lượng, chủng loại như cam kết và tổ chức lưu thông, phân phối hàng hóa thông suốt đến các điểm kinh doanh. Theo bà Phan Thị Thắng, hàng hóa thiết yếu phục vụ cho thị trường Tết Tân Sửu ở thành phố dự báo tăng từ 10 - 20%, tuy nhiên kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp trong năm nay rất dồi dào về số lượng, phong phú về mẫu mã, giá bán ổn định và sẽ không xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá trong những ngày cao điểm Tết.

Trần Thế
Bài viết cùng chủ đề: Mua sắm

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều