Thứ hai 23/12/2024 23:34

TP. Hồ Chí Minh sẽ thí điểm mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ trong tháng 10

Thông tin được ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh khóa XI nhiệm kỳ 2020-2025, diễn ra ngày 14/10.

Huy động các nguồn vốn đầu tư phục hồi phát triển kinh tế

Phát biểu tại hội nghị lần thứ 9, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cho biết, đến nay Thành phố (TP) cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, TP. Hồ Chí Minh vẫn phải tiếp tục phấn đấu, nỗ lực cao hơn nữa để thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế về quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc hội nghị

Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Đảng bộ TP, Hồ Chí Minh sẽ tập trung thảo luận về 4 nội dung trọng tâm trong chương trình công tác năm 2021 đã đề ra và những vấn đề có liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19.

Cụ thể, hội nghị sẽ nghe các tờ trình về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách 9 tháng đầu năm và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2021; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của TP; báo cáo về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, công tác dân vận 9 tháng đầu năm 202; báo cáo tổng kết 10 năm triển khai chương trình hành động về thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị.

Tại hội nghị, bà Phan Thị Thắng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã báo cáo tóm tắt tờ trình về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của TP. Hiện dịch Covid-19 từng bước được kiểm soát, do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng của TP là dần mở cửa lại các hoạt động kinh tế. Từng bước trở lại trạng thái phát triển kinh tế - xã hội trước đây.

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cần huy động các nguồn vốn đầu tư tham gia vào quá trình đầu tư phát triển kinh tế TP là hết sức quan trọng. Nguồn vốn này đóng vai trò then chốt trong toàn bộ tiến trình phục vụ kinh tế của TP. Hồ Chí Minh.

Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh khóa XI nhiệm kỳ 2020-2025, tập trung thảo luận 4 nội dung quan trọng phục hồi phát triển kinh tế- xã hội TP. Hồ Chí Minh

Theo bà Phan Thị Thắng, nguồn vốn đầu tư công hiện nay của TP. Hồ Chí Minh có hạn, nguồn vốn từ nguồn ngân sách TP có thể huy động khoảng gần 120 nghìn tỷ đồng, chưa thể đáp ứng đủ vốn đầu tư trên địa bàn TP.

Dự kiến giai đoạn 2021-2025, TP. Hồ Chí Minh sẽ thực hiện kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư vào các dự án trọng điểm như: Dự án cầu Thủ Thiêm 4, dự án đường trên cao - tuyến Metro số 1, dự án xây dựng cụm cảng trung chuyển ICD…

Song song đó, TP thực hiện đẩy mạnh kêu gọi thu hút vốn đầu tư tư nhân, vào danh mục 293 dự án thuộc các lĩnh vực như: Công nghiệp, thương mại dịch vụ, nông nghiệp, du lịch, giáo dục, y tế… Với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 836.560 tỷ đồng, để tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư từ xã hội, giảm tải áp lực cho cân đối ngân sách.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, dự kiến tổng nhu cầu vốn cho các chương trình, dự án, đối tượng đầu tư công trên địa bàn TP khoảng 716.600 tỷ đồng. Nguồn vốn này chưa bao gồm nhu cầu vốn đầu tư tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài...

Ngoài nguồn vốn ngân sách Trung ương đề xuất bố trí là 43.740 tỷ đồng, TP cần phải cân đối 672.862 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương để phục vụ đầu tư theo đúng định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch của TP.

Sẽ thí điểm mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ

Bên lề hội nghị lần thứ 9, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, đã có cuộc trao đổi nhanh với báo chí về một số vấn đề liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19, mở cửa phục hồi, phát triển kinh tế.

Trong tháng 10, TP. Hồ Chí Minh sẽ thí điểm mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, dự kiến trong tháng 10 này, TP sẽ tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch trong đợt bùng phát lần 4, triển khai công tác phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế thời gian tới và cụ thể việc triển khai thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ.

TP. Hồ Chí Minh đang áp dụng các bộ tiêu chí trên các lĩnh vực như: Sản xuất, thương mại dịch vụ, giao thông - vận tải… làm cơ sở để các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động. Theo tinh thần Nghị quyết 128, TP sẽ cập nhật và có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng lĩnh vực, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Liên quan đến việc mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh khẳng định, trong tháng 10/2021, TP sẽ mở thí điểm lại dịch vụ ăn uống tại chỗ, có thể ở quận 7 hoặc địa phương nào đó. TP sẽ thực thí điểm trên tinh thần khẩn trương, nhưng phải đánh giá kỹ tình hình trong thời gian tới.

Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025