Thứ hai 25/11/2024 13:51

TP. Hồ Chí Minh: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm

Trong 2 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh ghi nhận mức tăng trưởng dương 4,3% sau hai năm liên tục giảm.

Tại phiên họp về tình hình, kinh tế - xã hội tháng 2, 2 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 3/2024, tổ chức ngày 6/3, lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Trong 2 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trên địa bàn Thành phố tăng 4,3% so với cùng kỳ.

Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm, ngành hóa dược tăng 12,6%, ngành cơ khí tăng 6,7%, ngành chế biến lương thực, thực phẩm tăng 6,4%, ngành sản xuất hàng điện tử giảm 6,3%.

Toàn cảnh phiên họp của UBND TP. Hồ Chí Minh vào sáng 6/3.

Ngoài ra, trong 2 tháng đầu năm 2024, một số lĩnh vực kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh cũng có nhiều khởi sắc.

Điển hình, trong 2 tháng, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu phục hồi tích cực hơn, doanh thu kinh doanh bất động sản ước tăng 20,1% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng tăng 0,6% so với tháng 1/2024, số lượng doanh nghiệp hoạt động trở lại và số doanh nghiệp đăng ký mới đều tăng so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng cả nước, tạo điều kiện thúc đẩy sức mua tiêu dùng nội địa.

Về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2/2024 ước đạt 84.200 tỷ đồng, giảm 16,4% so với tháng trước và tăng 7,9% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 41.783 tỷ đồng, giảm 11,9% so với tháng trước và tăng 8,7% so với cùng kỳ. Lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 184.888 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6,1%).

Cũng trong 2 tháng đầu năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước tại Thành phố ước đạt 103.164,322 tỷ đồng, đạt 21,37% dự toán năm và tăng 13,69% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 87.664,290 tỷ đồng, đạt 24,91% dự toán, tăng 25,32% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 15.500 tỷ đồng, đạt 11,85% dự toán, giảm 25,43% so cùng kỳ.

Bên cạnh một số mặt tích cực, tại TP. Hồ Chí Minh cũng tồn tại không ít những hạn chế. Điển hình như việc tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, thu hút FDI mặc dù tăng về số lượng nhưng lại giảm về quy mô vốn (giảm 47% so với cùng kỳ).

Tiến Phòng
Bài viết cùng chủ đề: ngành công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu