Thứ ba 24/12/2024 09:00

TP. Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc

Trong 10 năm thực hiện Chương trình ngầm hóa lưới điện kết hợp cáp viễn thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2020, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã hoàn thành 240 dự án ngầm hóa tại 195 tuyến đường.
Ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Thông tin được Ban chỉ đạo ngầm hóa lưới điện kết hợp với cáp viễn thông TP. Hồ Chí Minh cho biết tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình ngầm hóa lưới điện kết hợp cáp viễn thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2020, diễn ra chiều ngày 15/1.

Ngầm hóa được hơn 2.760km

Ông Bành Đức Hoài - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) - cho biết, thực hiện chủ trương ngầm hóa lưới điện của TP. Hồ Chí Minh, thời gian qua, EVNHCMC đã phối hợp cùng các chủ đầu tư mương cáp viễn thông như Vietteel, VNPT, trandincorp, thực hiện hoàn thành 240 dự án ngầm hóa tại 195 tuyến đường,

Theo đó, trong giai đoạn 2011 - 2015, EVNHCMC đã hoàn thành 97 dự án ngầm hóa tại 74 đoạn tuyến đường với khối lượng 350 km lưới điện trung thế, 576 km lưới điện hạ thế.

Đường Lê Duẩn, quận 1, TP. Hồ Chí Minh sau khi được ngầm hóa lưới điện

Còn trong giai đoạn 2016 – 2020, EVNHCMC đã hoàn thành 143 dự án ngầm hóa lưới điện với tổng khối lượng 675km lưới điện trung thế, 1.160km lưới điện hạ thế và 34,5km lưới điện cao thế 110kV. Tỷ lệ ngầm hóa lưới điện trung thế toàn thành phố (TP) tăng từ 32% vào cuối năm 2015 lên 45% (kế hoạch đề ra là 35%). Đến nay, cơ bản hoàn tất ngầm hóa lưới điện và dây thông tin khu vực trung tâm thành phố.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành điện cũng đang đối mặt với không ít khó khăn khi triển khai các dự án ngầm hóa do những đặc thù của TP. Đơn cử, công tác ngầm hóa còn gặp phải nhiều khó khăn, tồn tại cần được tập trung tháo gỡ trong công tác giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, nhiều tuyến đường có vỉa hè chật hẹp không đủ mặt bằng để bố trí, lắp đặt thiết bị, trong đó có một số tuyến đường không có vỉa hè hoặc đã bố trí trước đó nhiều hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Ngoài ra, một số đơn vị viễn thông chậm phối hợp trong công tác lập hồ sơ thiết kế ngầm hóa cáp viễn thông, công tác tổ chức đấu thầu chung và khi xét thầu do chưa bố trí đủ nhân lực để thực hiện cũng làm chậm tiến độ khởi công cảu các dự án ngầm hóa…

Ông Bành Đức Hoài - Phó Tổng gám đốc Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, báo cáo tại hội nghị tổng kết

Có thể thấy, công tác ngầm hóa lưới điện và dây thông tin liên lạc không những làm tăng mỹ quan đô thị, cải thiện môi trường sống của người dân giảm tình trạng mất an toàn lưới điện, giảm suất sự cố, mà còn đảm bảo an toàn trong vận hành nâng cao độ tin cậy lưới điện, năng lực truyền tải, tăng cường chất lượng dịch vụ cung ứng điện cho khách hàng.

Tăng cường phối hợp đẩy nhanh tốc độ ngầm hóa lưới điện

Theo ông Bành Đức Hoài, trong giai đoạn 2021 - 2025, EVNHCMC tiếp tục thực hiện triển khai kế hoạch đẩy nhanh tiến độ ngầm hóa lưới điện. Cụ thể, tổng công ty đề ra các nhiệm vụ trọng tâm như khối lượng thực hiện ngầm hóa đạt 500 km lưới điện trung thế, 800 km lưới điện hạ thế. Trong đó, khối lượng thực hiện ngầm hóa lưới điện bình quân hằng năm là 100km lưới điện trung thế, 160km lưới điện hạ thế giai đoạn năm 2021-2025.

Đến năm 2025, toàn TP. Hồ Chí Minh đạt tỷ lệ ngầm hóa lưới điện trung thế từ 50% - 60%. Trong đó, các quận nội thành đạt tỷ lệ ngầm hóa 80% đến 90%, riêng các quận 1, 3, 5 đạt tỷ lệ ngầm hóa xấp xỉ 100%. Đồng thời, tiếp tục ngầm hóa lưới điện hạ áp trên địa bàn thành phố để đến năm 2025 toàn thành phố đạt tỷ lệ ngầm hóa từ 35% đến 40%. Trong đó các quận nội thành đạt tỷ lệ ngầm hóa 80%.

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh tặng bằng khen cho Ban chỉ đạo ngầm hóa lưới điện kết hợp với cáp viễn thông thành phố

Để thực hiện mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2021-2025, EVNHCMC kiến nghị tiếp tục phát huy, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chi đạo ngâm hóa thành phố để tăng cường sự chi đạo của Cơ quan quản lý nhà nước trong phối hợp thực hiện ngầm hóa, hỗ trợ giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án ngầm hóa.

Bên cạnh đó, EVNHCMC cũng kiến nghị khẩn trương xây dựng được quy chế phối hợp giữa các Sở, Ban ngành thành phố và giữa các đơn vị quản lý hạ tầng, các chủ đầu tư dự án giao thông trong triển khai các dự án ngầm hóa.

Bên cạnh đó, sẽ tăng cường thông tin, truyền thông bằng việc thực hiện nhiều phóng sự, các chương trình tuyên truyền về hiệu quả, lợi ích mang lại của các dự án ngầm hóa, tạo mỹ quan các tuyến đường sau khi thực hiện để tạo sự đồng thuận của dư luận, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và tranh thủ sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp trong các khu vực thi công…

Ông Phạm Quốc Bảo - Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNHCMC, trao tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, đánh giá cao EVNHCMC trong việc tiên phong thực hiện ngầm hóa lưới điện, qua đó đã đem đến lợi ích cho tất cả mọi đối tượng từ thành phố đến doanh nghiệp, người dân. Hệ thống dây thông tin được ngầm hóa đồng bộ với lưới điện tạo thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu như kế hoach của EVNHCMC, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu, Ban chỉ đạo ngầm hóa lưới điện kết hợp với cáp viễn thông cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch hóa ngầm hóa tổng thể trong giai đoạn 2021-2025 để tất cả các đơn vị liên quan cùng tham gia để thực hiện đồng bộ.

Đặc biệt, gắn ngầm hóa với kế hoạch đầu tư của thành phố, trong đó chú trọng việc chỉnh trang đô TP. Thủ Đức. Đồng thời, các quận, huyện phải xây dựng kế hoạch tuyến đường, ngõ, hẻm sẽ ngầm hóa dựa trên thiết kế, kế hoạch tổng thể của thành phố…

“Ngoài những những giải pháp trên, EVNHCMC cần triển khai các liên kết với các ngân hàng, quỹ tài chính để nâng mức hỗ trợ lãi suất cho vốn vay ngầm hóa” - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh lưu ý.

Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam