Thứ hai 23/12/2024 18:05

TP. Hồ Chí Minh: Khu công nghệ cao hợp tác phát triển nguồn nhân lực ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam

Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh hợp tác với Công ty Phần mềm Ansys phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn tại Việt Nam.

Ngày 28/12/2023, Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh (SHTP) - nơi đi đầu về kết nối công nghệ cao tại Việt Nam và Công ty Phần mềm Ansys tổ chức ký kết hợp tác phát triển đội ngũ nhân lực ngành công nghiệp vi mạch, bán dẫn tại Việt Nam.

Ký kết thảo thuận hợp tác giữa Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh và Công ty Phần mềm Ansys

Theo thoả thuận hợp tác, Ansys sẽ cung cấp các công cụ phần mềm giảng dạy học thuật của Ansys cùng các chương trình đào tạo liên quan cho các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thông qua “Không gian Đổi mới sáng tạo của Ansys”.

Đặc biệt, việc hợp tác cũng hướng đến giúp các bạn sinh viên gia tăng kinh nghiệm thực tiễn và học cách giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong quá trình sử dụng các phần mềm mô phỏng. Đồng thời, tiếp cận công nghệ và phương pháp mới nhất trong mô phỏng kỹ thuật, để đạt được thành công trong lĩnh vực công nghệ cao.

Đánh giá cao việc hợp tác giữa hai đơn vị, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh kỳ vọng việc triển khai các chương trình hợp tác sẽ huy động nguồn lực quốc tế, phục vụ mục tiêu phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của Việt Nam.

Theo ông Võ Văn Hoan, phát triển công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Để hiện thực hóa các chủ trương này và chủ động tận dụng các thời cơ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các chuyển dịch của chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu do ảnh hưởng của những biến động trên thế giới. Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các Sở, ngành, đặc biệt là Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh khẩn trương tham mưu, chuẩn bị các điều kiện về cơ chế, chính sách, quỹ đất và đặc biệt là chuẩn bị nguồn nhân lực trình độ cao để thu hút đầu tư trong lĩnh vực điện tử và vi mạch bán dẫn.

Ngày 24/6/2023, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 98/2023/QH 15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, chính quyền thành phố tiếp tục nghiên cứu phát triển hơn nữa hạ tầng khoa học công nghệ, thêm cơ sở vật chất phục vụ cho các ngành công nghệ cao. Trong đó có vi mạch bán dẫn, hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn và là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của quốc gia, mang tầm cạnh tranh khu vực và quốc tế.

Để thực hiện được điều đó, việc mở rộng hệ sinh thái cộng tác trong và ngoài nước trong lĩnh vực điện tử, vi mạch bán dẫn, đặc biệt là hợp tác với các công ty cung cấp các phần mềm để thiết kế và mô phỏng kỹ thuật của sản phẩm và chất bán dẫn”- Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh.

Đại biểu đến thăm quan Trung tâm đào tạo điện tử, vi mạch bán dẫn (ESC) ngay sau lễ ký kết hợp tác

Theo ông Nguyễn Anh Thi - Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, hợp tác giữa hai đơn vị sẽ có đóng góp lớn cho việc nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm đào tạo điện tử, vi mạch bán dẫn (ESC), góp phần phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn cho TP. Hồ Chí Minh cùng sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Ông Rafiq Somani - Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương - Công ty Phần mềm Ansys - cho biết rất vui mừng được hợp tác với Khu Công nghệ cao Thành phố và các trường đại học để hỗ trợ phát triển đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực thiết kế điện tử tại Việt Nam. "Bằng việc cung cấp quyền truy cập vào các phần mềm của Ansys, chúng tôi mong muốn trang bị cho các thế hệ kỹ sư tương lai những kỹ năng cần thiết để góp phần vào sự phát triển công nghệ cao tại Việt Nam"- ông Rafiq Somani cho biết thêm.

Được thành lập vào năm 2002, Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh với quy mô 913 ha có mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghệ cao và thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực. Đến nay, Khu công nghệ cao có hơn 160 dự án đầu tư còn hiệu lực, bao gồm dự án của các tập đoàn đa quốc gia, tổ chức nghiên cứu và công ty khởi nghiệp.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Ban Quản lý khu công nghệ cao tp hcm

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển