Thứ ba 24/12/2024 19:25

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ tiểu thương chuyển đổi số

Tiểu thương các chợ truyền thống được tiếp cận phương thức chuyển đổi số trong bán hàng để bắt nhịp với những thay đổi của thị trường và người tiêu dùng.

Để vực dậy kinh tế chợ, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết đang phối hợp cùng một số tổ chức, đơn vị và các quận, huyện trên địa bàn thực hiện các giải pháp thiết thực cho các tiểu thương. Một trong các giải pháp đó là tiếp tục đẩy mạnh mô hình chợ trực tuyến. Cụ thể, phối hợp với Tập đoàn FPT triển khai ứng dụng "Chợ trực tuyến" Utop. Theo Sở Công Thương, từ tháng 9/2021 đến nay, sở đã triển khai ứng dụng này cho 24 chợ. Tiểu thương đăng ký bán trực tuyến 23 ngành hàng và thực hiện thành công 8.500 đơn hàng với doanh thu 2,5 tỷ đồng.

Song song với hoạt động hỗ trợ tiểu thương làm quen với môi trường kinh doanh trực tuyến, ngành công thương thành phố còn phối hợp một số đơn vị tổ chức các chương trình tập huấn cho tiểu thương kỹ năng kinh doanh và chăm sóc khách hàng, phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh triển khai các nội dung liên quan hoạt động thương mại như hỗ trợ vay vốn, kết nối tiểu thương chợ truyền thống với nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp cung ứng tại các tỉnh, thành...

Theo đại diện của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, việc gia tăng các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường ứng dụng thương mại điện tử trong quản lý và phục vụ hoạt động của chợ truyền thống là một trong các yêu cầu cấp thiết để hỗ trợ nâng cao khả năng thích ứng của hệ thống chợ trong tình hình mới.

Tiểu thương chợ truyền thống được tập huấn kỹ năng chuyển đổi số

Hiện thực hóa cho hoạt động này, mới đây Sở Công Thương đã phối hợp với Mondelez Kinh Đô tổ chức “Hội nghị tập huấn thương nhân 2022” với chủ đề “Bí quyết bán hàng hiệu quả” cho gần 100 thương nhân chợ Bình Tây (quận 6) và chợ Bến Thành (quận 1).

“Ở góc độ Sở Công Thương chúng tôi hy vọng chương trình tập huấn cùng với những chuyên đề sát thực sẽ góp phần nâng cao được năng lực cạnh tranh của chợ truyền thống trên địa bàn thành phố và giới thiệu thêm được nhiều cơ hội mới cho hoạt động kinh doanh của thương nhân chợ sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19”- đại diện của Sở Công Thương chia sẻ.

Được biết, tại chương trình tập huấn, các thương nhân được nghe báo cáo mới nhất về xu hướng thị trường, nhu cầu và tiêu dùng do Kantar - một đơn vị hàng đầu về nghiên cứu thị trường. Theo Kantar, sau đại dịch Covid-19, nhận thức và hành vi tiêu dùng của khách hàng đã có sự thay đổi lớn, theo đó khách hàng có xu hướng tiếp cận dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông số như mạng xã hội nhiều hơn trước. Điều đó cũng đặt ra yêu cầu phải chuyển đổi cách thức phục vụ của người bán hàng; không nằm ngoài cuộc, thương nhân các chợ truyền thống cũng cần nhanh chóng thích nghi và tận dụng nhiều hình thức bán hàng để làm phong phú, đa dạng phương thức kinh doanh, bắt kịp với xu thế chung của thị trường và góp phần hiện đại hóa các hoạt động thương mại.

Cũng tại hội nghị, đại diện công ty Mondelez Kinh Đô đã chia sẻ kinh nghiệm về việc bán hàng sử dụng công nghệ mạng xã hội để thu hút khách hàng; cách thức trưng bày gian hàng tại các chợ để thu hút khách hàng đến tham quan, mua sắm. Đồng thời, tại hội nghị, các thương nhân được tham gia vào các hoạt động tương tác cũng như thực hành và thảo luận với các diễn giả.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh