Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Trung Nam Gruop -cho biết, Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (Giai đoạn 1) đã hoàn thành 72% khối lượng (tương đương với tổng giá trị hoàn thành là 5.690 tỷ đồng) và tạm dừng thi công từ ngày 27/04/2018 đến nay. Trong khi đó, Đơn vị Tư vấn giám sát hợp đồng (TVGSHĐ) chỉ xác nhận 3.503 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đã chi là 803 tỷ đồng. Như vậy khối lượng công việc đã hoàn thành nhưng chưa được giải ngân lên tới 1.384 tỷ đồng, gây khó khăn cho Nhà thầu và làm ảnh hưởng đến đời sống của đội ngũ các chuyên gia, kỹ sư và công nhân thi công trên công trường.
Đại diện Tập đoàn Trung Nam "trần tình" trước báo giới chiều tối 13/9 |
Một trong các nguyên nhân tạm dừng là do Ngân hàng BIDV- Chi nhánh Nam Sài Gòn đã dừng giải ngân cho Dự án, do UBND TP. Hồ Chí Minh chưa ký xác nhận đầy đủ của các kỳ báo cáo thanh toán giải ngân của Dự án theo biểu Phụ lục 02A tại quyết định số 2240/QĐ-NHNN để thực hiện thủ tục tái cấp vốn. Đến tháng 8/2017 UBND TP. Hồ Chí Minh đã ký xác nhận báo cáo đối với các kỳ còn lại, tuy nhiên Dự án vẫn phải tiếp tục tạm dừng để chờ UBND TP. Hồ Chí Minh giải quyết dứt điểm các vấn đề phát sinh trong quá trình tạm dừng và các khó khăn vướng mắc của Dự án còn tồn tại liên quan đến Đơn vị Tư vấn giám sát hợp đồng (TVGSHĐ).
“Dự án không thiếu vốn. Nhà đầu tư không có lỗi trong việc tạm dừng dự án này. Thực tế, nguồn vốn dành cho dự án đầy đủ và luôn có sẵn để giải ngân theo QĐ 2240 của Ngân hàng Nhà nước”- ông Tiến khẳng định.
Trà lời vấn đề vị sao lại dùng các vật liệu của Trung Quốc cho hai cửa van tại cống kiểm soát triều Phú Xuân và Cây Khô (thuộc dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng), thay vì thép không gỉ SUS 304 (tiêu chuẩn Nhật Bản) và thép S355 (tiêu chuẩn Châu Âu, xuất xứ từ các nước tiên tiến thuộc nhóm G7) như thiết kế cơ sở.
Ông Tiến cho biết, cửa van cống chìm hoàn toàn dưới nước. Do thép SUS 304 có cơ tính thấp, không phù hợp nên đơn vị phải dùng thép SUS 323L để tối ưu trong thiết kế bản vẽ thi công. Loại thép này cũng được nhiều công trình lớn trên thế giới áp dụng, ngay cả ở Nhật Bản. Ngoài việc dùng thép SUS 323L làm van cống, các hạng múc khác của công trình đều là thép như thiết kế cơ sở.
Trước đó, trong văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm chống ngập, ông Fernando Requena (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn xây dựng Meinhardt, thuộc Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng) cho biết, quá trình thi công dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 (Trung Nam Group) xảy ra nhiều sai phạm. Cụ thể, hai cửa van tại cống kiểm soát triều Phú Xuân và Cây Khô có thiết kế cơ sở là dùng thép không gỉ SUS 304 và thép S355 nhưng Tập đoàn Trung Nam sử dụng thép Q345B (tiêu chuẩn Trung Quốc) - có khả năng làm chi phí duy tu bảo dưỡng cao hơn. Đơn vị giám sát đã nhiều lần yêu cầu bên thi công tuân thủ đúng hợp đồng đã ký, hoặc muốn thay đổi vật liệu phải có sự chấp thuận của UBND TP Hồ Chí Minh.
Theo ông Fernando Requena, dù Sở NN&PTNT đồng ý cho Trung Nam dùng thép Trung Quốc (có tiêu chuẩn tương tự vật tư thép theo quy định của các nước G7) nhưng Sở này không đủ thẩm quyền ký quyết định. Luật quy định, việc thay đổi vật tư phải được người quyết định đầu tư xem xét (UBND TP. Hồ Chí Minh).
Dự án chống ngập có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) được UBND TP. Hồ Chí Minh ký kết với Tập đoàn Trung Nam theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) có tổng kinh phí hơn 9.926 tỷ đồng và sẽ hoàn thành sau 36 tháng (6/2019). Mục tiêu của dự án nhằm kiểm soát ngập do triều, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 750 km2 với khoảng 6, 5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố. |