Thứ năm 28/11/2024 02:46

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để tạo “cú huých” cho kinh tế đêm?

Thời gian qua, việc mở và cải tạo không gian các phố đêm, chợ đêm vẫn chưa tạo được cú huých giúp TP. Hồ Chí Minh phát triển kinh tế đêm.

Chưa phát huy sức mạnh của kinh tế đêm

Những năm gần đây tại TP. Hồ Chí Minh loại hình chợ đêm, phố đi bộ đêm đã liên tục được mở ra như: Bùi Viên, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Huệ, Bạch Đằng, chợ Bến Thành, quận 5,... Việc này nhằm tạo không gian vui chơi, giải trí cho người dân và du khách trong nước và lẫn quốc tế khi đến với thành phố này. Qua đó, không chỉ tạo nên thêm sản phẩm du lịch, không gian để người dân và du khách giải trí mà còn góp phần giúp người dân có thêm công ăn việc làm có thêm thu nhập, đóng góp vào nguồn thu ngân sách của thành phố,…

Phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1 thu hút khách tham quan vui chơi

Tuy nhiên, thực tế tại một số mô hình kinh tế đêm như chơ đêm, phố đêm chưa phát huy hết công năng cũng như làm lệch lạc đi giá trị cốt lõi được hướng đến. Theo nhiều chuyên gia, nhiều chợ đêm, phố đêm, phố Tây tại TP. Hồ Chí Minh đang trở thành “phố nhậu”, “phố bia” và nhiều phố đêm mở ra chưa giải quyết được vấn đề hàng rong vì chưa quy hoạch giải quyết cho họ một nơi để bán hàng phù hợp,…

Theo TS. Nguyễn Hoàng Phương - Thành viên Ban Nghiên cứu sản phẩm du lịch, Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh, việc mở nhiều phố đi bộ, chợ đêm sẽ tạo được “cú huých” để phát triển kinh tế đêm cho TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để việc mở các phố đi bô, các chợ đêm phải chú trọng việc giải quyết được các vấn nạn như ăn xin, chèo kéo và đặc biệt là việc bán hàng rong,… “Trước đây chính quyền thành phố cũng đã quy hoạch ở những không gian rất giản dị để những người buôn gánh bán bưng tại địa điểm công viên Lý Tự Trọng, nhưng theo tôi việc quy hoạch ấy chưa thành công. Lý do, nơi đó chưa phải là nơi mà có thể thu hút du khách nội địa đến đó. Vì vậy ở những khu chợ đêm lớn nhất ở thành phố như Bùi Viện và dọc chợ Bến Thành - nếu có một khoảng không gian đáng kể để mời những người yếu thế trong xã hội đến buôn bán thì ý nghĩa của chợ đêm nó tròn trịa và trọn vẹn hơn” TS Phương chia sẻ thêm.

Nhiều phố đêm thành... phố nhậu

Cần xác định được ẩm thực chủ đạo và phục vụ tốt cho người dân

Ông Lê Tân - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam cho rằng: Phải cân bằng được ba yêu tố, thứ nhất lưu lượng; thứ hai hệ thống mặt bằng; thứ ba là sự thâm nhập của con người là ai, là chủ thể trong các cái hoạt động.

Đặc biệt, theo ông Tân các chợ đêm phải xác định được mục tiêu và lựa chon các món ẩm thực phù hợp để phục vụ người dân và du khác. Bởi điều quan trọng là chúng ta bán gì ở phố đêm.

Theo ông Nguyễn Văn Mỹ - Giám đốc Công ty Lửa Việt Tour, muốn phát triển phố đêm, chợ đêm để đẩy mạnh kinh tế đêm thì trước tiên phải thay đổi tư duy quan điểm. Cụ thể là phải hướng đến vì người dân, vì nhu cầu của người dân. Vì nếu làm cho khách du lịch thì không ổn… và không có khách du lịch là các loại hình đó sẽ “chết”.

“Tại sao các cơ sở dịch vụ, các công viên, các điểm tham quan chỉ mở trong giờ hành chính nhưng ở các nước thì 9 đến 10 giờ sáng mới mở cửa và đến 21 đến 22 giờ đêm mới đóng cửa. Như vậy có thể thấy chúng ta đang đi trái chiều vì những giờ đó người ta đi làm đâu rảnh để đi chơi”, ông Mỹ chỉ ra thực trạng bấp cập.

Liên quan đến việc phát triển kinh tế đếm tại TP. Hồ Chí Minh, tạ hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp ngành du lịch trên địa bàn năm 2022 mới đây, các doanh nghiệp, sở ngành đã có những trao đổi, kiến nghị, đề xuất nhiều nội dung.

Cụ thể, bà Lê Quỳnh Thư - CEO của APEX Multimedia cho rằng, thành phố có dư tài nguyên và điều kiện để phát triển kinh tế đêm một cách bài bản. Do đó, cần nghiên cứu và cho phép mở thêm một số khu vui chơi tập trung được phép mở cửa đến 4 giờ sáng với điều kiện đảm bảo an toàn, an ninh. Mặt khác, thành phố cũng cần mở cửa các sân khấu du lịch điều thành phố chưa có hiện nay.

Còn theo bà Ngô Thanh Thúy - Trưởng bộ phận điều hành tour khách sạn Rex, thành phố có nhiều công trình, con đường có thể phát triển du lịch. Cụ thể, là đường Lê Lợi, Quận 1 rất đẹp sau khi tái lập mặt bằng, tuy nhiên hiện nay nơi này như một con đường “chết” vào buổi tối. Bà Thủy kiến nghị thành phố xem xét cho phát triển loại hình ẩm thực đường phố đồng thời kết hợp các chương trình lễ hội, các show biểu diễn trên hai đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ.

Từ những thực tế trên, Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Lệ đã yêu cầu ngành du lịch thành phố đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống các sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố, chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch đường thủy, du lịch lễ hội sự kiện, sản phẩm du lịch ban đêm gắn với kinh tế đêm, sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử gắn với đặc trưng của TP. Thủ Đức và 21 quận huyện, du lịch hội nghị - hội thảo và du lịch ẩm thực.

Thanh Quang

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế