Thứ bảy 28/12/2024 16:14

TP Hải Phòng cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp

Đây là khẳng định cuả Chủ tịch UBND TP Hải Phòng tại Hội nghị gặp mặt hơn 150 doanh nghiệp và khách quốc tế tiêu biểu nhân dịp Xuân Quý Mão 2023

Về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội của thành phố năm 2022 và một số chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2023, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng thông tin: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 12,32%, gấp 1,5 lần so với bình quân chung cả nước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trên 14%, gấp 1,5 lần bình quân chung cả nước. Tổng thu ngân sách năm 2022 đạt hơn 106.000 tỷ đồng, lần đầu tiên vượt mốc 100.000 tỷ đồng, tăng gần 14% so với năm 2021. Trong đó, thu nội địa đạt hơn 38.000 tỷ đồng, vượt gần 21% dự toán Trung ương giao, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt hơn 68.000 tỷ đồng. Trong kết quả thu hút đầu tư nước ngoài 2,5 tỷ USD của năm nay có sự đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp FDI đang đầu tư tại thành phố Cảng.

Các doanh nghiệp tiêu biểu được tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc và có những đóng góp nổi bật vào kết quả chung của thành phố Hải Phòng tại tại Hội nghị gặp mặt hơn 150 doanh nghiệp và khách quốc tế tiêu biểu nhân dịp Xuân Quý Mão 2023 trong ngày 11/1

Doanh thu các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế đạt 26,7 tỷ USD; nộp ngân sách 16.131 tỷ đồng... Cùng với sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp còn tích cực hỗ trợ an sinh xã hội, ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19, ủng hộ kinh phí bắn pháo hoa dịp Tết nguyên đán, xây dựng nhà tình nghĩa, hỗ trợ các gia đình chính sách và các hộ nghèo...

Một số doanh nghiệp năm 2022 nộp ngân sách cao như Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương nộp ngân sách 3.100 tỷ đồng, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Vinfast nộp ngân sách gần 3.000 tỷ đồng, Tập đoàn Hoàng Huy đóng góp 1.100 tỷ đồng, Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng 780 tỷ đồng, Công ty TNHH Thuốc lá Hải Phòng 600 tỷ đồng, Có 27 doanh nghiệp nộp ngân sách từ 100 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng; 26 doanh nghiệp nộp ngân sách từ 50 tỷ đồng đến gần 100 tỷ đồng và 230 doanh nghiệp nộp ngân sách từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng...

Bước vào năm 2023, người đứng đầu UBND TP Hải Phòng khẳng định, lãnh đạo thành phố quyết tâm cao, đổi mới trong chỉ đạo, điều hành, cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tập trung hoàn thành những công trình, dự án trọng điểm, luôn đồng hành và tạo thuận lợi tối đa đối với các nhà đầu tư.

Thành phố cam kết sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, tin tưởng cộng đồng các doanh nghiệp ngày càng thịnh vượng, thành đạt và sẽ tiếp tục đóng góp xứng đáng cho sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố trong năm 2023”, ông Tùng khẳng định.

Cũng trong dịp này, 50 doanh nghiệp tiêu biểu và 2 tổ chức quốc tế (Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại Hải Phòng và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam) có thành tích xuất sắc, những đóng góp nổi bật vào kết quả chung của thành phố vinh dự được trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững