Toyota Nhật Bản ''bốc hơi'' 15 tỷ đô la sau gian lận kiểm tra an toàn xe
Cổ phiếu của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phần lớn đã giảm kể từ khi Bộ Giao thông vận tải nước này phát hiện ra sai lệch dữ liệu được sử dụng để chứng minh một số mẫu xe nhất định vào ngày 3/6.
Sau những sai phạm về kiểm tra an toàn để có được giấy phép bán xe mới đã khiến giá cổ phiếu của Toyota, hãng sản xuất ô tô lớn nhất ở /chu-de/nhat-ban.topic giảm hơn 5,4%. Chỉ trong tuần trước, nhà sản xuất ô tô này mất đi khoảng 2,45 nghìn tỷ yên Nhật (tương đương 15,62 tỷ USD) giá trị thị trường.
Cổ phiếu của /chu-de/mazda.topic, nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai ở Nhật Bản mất 7,7% giá trị trong cùng một thời kỳ và làm giảm đi 80,33 tỷ yên Nhật, tương đương với 511,8 triệu USD vốn hóa thị trường của họ trong tuần trước.
Cuộc thanh tra trên phạm vi rộng của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch cũng phát hiện ra những điểm bất thường trong đơn xin chứng nhận của các nhà sản xuất ô tô khác: Honda, Suzuki và Yamaha.
Honda, Yamaha Motor đối mặt với các vấn đề cụ thể, sự cố mất điểm từ các thông tin không tích cực về sản phẩm dẫn đến sự giảm giá mạnh mẽ của cổ phiếu. Trong khi đó, Suzuki Motor giảm ít hơn, có sự biến động nhẹ hơn so với các đối thủ của mình trong bối cảnh thị trường không ổn định.
Trong tuần trước, cổ phiếu của Honda giảm 5,75%, cổ phiếu của Yamaha Motor mất 2,2%, trong khi Suzuki Motor chỉ giảm nhẹ 0,3%.
Tuy nhiên, cổ phiếu của tất cả các công ty này đều giao dịch cao hơn vào thứ Hai. Toyota tăng 1,7%, Honda tăng 2,13% và Mazda tăng 1,7%. Suzuki và Yamaha cũng cao hơn một chút.
Tất cả 5 công ty đều đã gửi dữ liệu thử nghiệm sai lệch, hoặc trong trường hợp của Toyota và Mazda, đã làm sai lệch các phương tiện được sử dụng trong các thử nghiệm va chạm.
Ngày 3/6, Toyota công bố, sau báo cáo điều tra của Bộ, họ sẽ tạm thời dừng vận chuyển và bán ba mẫu xe hiện được sản xuất tại Nhật Bản là Corolla Fielder, Corolla Axio và Yaris Cross.
Tại cuộc họp báo diễn ra chiều 3/6, Chủ tịch Tập đoàn Toyota Motor Corp Akio Toyoda đã gửi lời xin lỗi đến toàn bộ khách hàng vì những hành vi gian lận liên quan đến quá trình cấp giấy chứng nhận đối với 7 mẫu xe bán tại thị trường trong và ngoài nước.
Chủ tịch Akio Toyoda thừa nhận, những chiếc xe đó đã không trải qua đúng quy trình chứng nhận trước khi được bán ra và xin lỗi khách hàng cùng các bên liên quan của công ty. Ông thừa nhận rằng 7 mẫu xe của hãng đã “được thử nghiệm bằng các phương pháp khác với tiêu chuẩn do chính quyền quốc gia quy định”.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn ô tô Toyota Akio Toyoda cúi đầu xin lỗi trong cuộc họp báo ở Tokyo vào ngày 3 tháng 6 năm 2024 (Ảnh: CNBC) |
Mazda cũng dự kiến sẽ ngừng sản xuất mẫu xe Roadster RF và 1 mẫu xe khác tại các nhà máy ở 2 tỉnh Hiroshima và Yamaguchi từ ngày 30/5. Trong tài khóa tính đến hết tháng 3, Mazda đã bán được khoảng 18.000 xe thuộc 2 mẫu này. Tuy nhiên, cả hai công ty đều cho khách hàng biết vẫn có thể tiếp tục lái xe của mình.
Bộ Giao thông vận tải cho biết sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra tại chỗ đối với 5 công ty có hành vi sai trái được báo cáo. Việc thanh tra các nhà sản xuất diễn ra sau khi đơn vị Daihatsu của Toyota cho biết vào tháng 12 rằng họ sẽ tạm dừng vận chuyển tất cả các loại xe cả ở nước ngoài và ở Nhật Bản. Quyết định được đưa ra sau khi một cuộc điều tra về vụ bê bối an toàn phát hiện ra vấn đề ở khoảng 64 mẫu xe, trong đó có 22 chiếc được bán dưới thương hiệu Toyota.
Daihatsu cho biết vào tháng 4 năm ngoái họ đã gian lận trong các cuộc thử nghiệm an toàn va chạm bên hông được thực hiện cho 88.000 ô tô nhỏ, hầu hết được bán dưới thương hiệu Toyota.
Các nhà phân tích cho biết, sự cố gian lận thử nghiệm an toàn và chất lượng của Daihatsu đã tác động không nhỏ đến lợi nhuận của Toyota. Chỉ tính riêng việc đình chỉ sản xuất trong một tháng sẽ tương đương với sản lượng 120.000 xe, điều này khiến doanh thu của Toyota sẽ giảm 240 tỷ yên (1,68 tỷ USD).