Thứ sáu 22/11/2024 23:14

Tổng công ty Điện lực miền Nam cơ bản hoàn thành chuyển đổi số

Thực hiện Đề án chuyển đổi số của EVN, Tổng công ty Điện lực miền Nam đang triển khai chuyển đổi số toàn diện, phấn đấu đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp số.

Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trên 5 lĩnh vực trọng tâm

Thực hiện Đề án chuyển đổi số của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2021 - 2025, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã và đang triển khai chuyển đổi số toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và cũng nhằm phục vụ khách hàng, người dân 21 tỉnh thành phía Nam ngày càng tốt hơn.

Hợp tác với Viettel để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực của Tổng công ty Điện lực miền Nam

Ông Nguyễn Phước Đức - Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam - cho biết: Trong giai đoạn 2021-2022, công tác chuyển đổi số của Tổng công ty được triển khai đồng bộ và cơ bản hoàn thành chuyển đổi số tại 5 lĩnh vực trọng tâm, gồm: Quản trị nội bộ; Kỹ thuật, an toàn; Đầu tư xây dựng; Kinh doanh, dịch vụ khách hàng; Viễn thông, công nghệ thông tin và hạ tầng số. Đây là nền tảng vững chắc để Tổng công ty Điện lực miền Nam đạt được mục tiêu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025.

Cụ thể, về lĩnh vực quản trị nội bộ, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã triển khai toàn bộ các đơn vị trực thuộc phải sử dụng văn phòng điện tử (Digital – office) trong quá trình xử lý văn bản đi và đến (trừ văn bản mật và văn bản không sử dụng chữ ký số). Đến hết năm 2022, hệ thống Digital Office được Tổng cong ty áp dụng trên 300 đơn vị trực thuộc với 19.000 người thường xuyên sử dụng để giải quyết công việc hằng ngày.

Đáng chú ý, trong 2 năm (2021-2022), số lượng văn bản ký số toàn Tổng công ty Điện lực miền Nam là 363.086 văn bản, đạt tỷ lệ 92,4% trên tổng số văn bản phát hành. Trên 2.250 thiết bị di dộng (laptop, máy tính bảng, smartphone…) được cung cấp cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên ứng dụng các phần mềm hiện trường để làm việc di động, từ xa và trực tuyến. Toàn Tổng công ty có 1.300 phiên họp, hội thảo, đào tạo được tổ chức thành công qua ứng dụng hệ thống hội nghị truyền hình trên mobile qua Polycom, Zoom, MS Team (chiếm trên 68% số cuộc họp được tổ chức).

Tương tự, trong lĩnh vực kỹ thuật và an toàn: Các phần mềm quản lý kỹ thuật nguồn điện và lưới điện (PMIS) quản lý tập trung về mất điện, vật tư thiết bị điện, vận hành lưới điện cao thế… đang ngày càng hoàn thiện về điều khiển tự động hóa làm nền tảng cho lưới điện thông minh. Theo đó, khoảng 1,7 triệu hồ sơ thiết bị lưới, trạm đã được số hoá và cập nhật hoàn thiện vào phần mềm PMIS). Cùng với đó ứng dụng hiện trường được khai thác hiệu quả với trên 427.000 phiếu/lệnh được thực hiện theo bộ phiếu điện tử và trên 120.700 yêu cầu sửa chữa điện khách hàng đã đáp ứng.

Không những đẩy mạnh số hóa trong điều hành hệ thống điện, 21 đơn vị thành viên còn nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ khách hàng đạt hiệu quả. Cụ thể, năm 2022, số khách hàng tham gia giao dịch trực tuyến cấp độ 4 là 561.681 khách hàng (đạt tỷ lệ 99,8%); hợp đồng với khách hàng mới bằng phương thức cung cấp hợp đồng mua bán điện điện tử đạt 100% với tổng số yêu cầu ký điện tử là 563.780 yêu cầu. Đặc biệt, hệ thống dịch vụ khách hàng qua Cổng dịch vụ công quốc gia tiếp nhận 345.648 yêu cầu, trong đó 340.585 yêu cầu được xử lý hoàn thành và tỷ lệ đạt 98,5%. Ngoài ra, các ứng dụng CSKH qua App CSKH, Zalo… đạt tỷ lệ tăng trưởng 13%-16% người dùng hàng quý…

Khách hàng tại Bà Rịa–Vũng Tàu tra cứu hóa đơn điện tử trên App CSKH EVNSPC

Song song đó, lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và hạ tầng số cũng đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Trong đó, các nhiệm vụ phát triển hạ tầng số hoàn thành theo đúng tiến độ được giao, gồm: hoàn thành nâng cấp năng lực hạ tầng cho Data Center, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác thu thập và khai thác hệ thống quản lý dữ liệu do đếm (MDMS). Bên cạnh đó, ngành điện miền Nam cũng hoàn thành hệ thống thông tin quản trị hoạch định (BI-EVNSPC). Cũng như nâng cấp băng thông cho hệ thống hạ tầng viễn thông dùng riêng liên tỉnh và bổ sung kiện toàn các hệ thống tường lửa, bảo mật và an toàn thông tin…

Hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025

Hiện nay, Tổng công ty Điện lực miền Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số giai đoạn 2023-2025 đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao tại Nghị quyết số 68 như: Tiếp tục triển khai tổng số 29 nhiệm vụ chính thuộc 6 lĩnh vực trọng tâm bao gồm: Quản trị nội bộ (5 nhiệm vụ); Đầu tư xây dựng (5 nhiệm vụ); Kinh doanh và Dịch vụ khách hàng (7 nhiệm vụ); Kỹ thuật và an toàn (5 nhiệm vụ); Viễn thông, công nghệ thông tin - Hạ tầng số (5 nhiệm vụ); Truyền thông và đào tạo (2 nhiệm vụ).

Ghi chỉ số điện bằng smartphone tại Bình Dương

Cùng với đó, Tổng công ty tiếp tục tổ chức đào tạo nâng cao năng lực về chuyển đổi số theo nhiệm vụ đã được Tập đoàn phê duyệt theo kế hoạch đào tạo chuyển đổi số giai đoạn 2023 – 2025. Đồng thời tiếp tục xây dựng các chương trình truyền thông, lan tỏa các sáng kiến chuyển đổi số thành công trong Tập đoàn. Cũng như xây dựng chỉ tiêu chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp, chương trình đánh giá nhận thức của người lao động về hoạt động chuyển đổi số.

Ông Nguyễn Phước Đức cho biết, qua kết quả thực hiện chuyển đổi số đã đạt được giai đoạn 2021-2022, các nhiệm vụ chính đề ra đã được Tổng công ty Điện lực miền Nam triển khai mạnh mẽ, quyết liệt. “Hầu hết hoạt động quản trị, điều hành chính tại Tổng công ty đều sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản trị điều hành. Các cấp lãnh đạo quản lý, bộ phận chức năng và các đơn vị thành viên đã chủ động ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sáng tạo, thay đổi phương pháp làm việc phù hợp với xu hướng chuyển đổi số” - Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam khẳng định.

Có thể thấy, trong những năm qua công tác chuyển đổi số của Tổng công ty Điện lực miền Nam được triển khai đồng bộ và cơ bản hoàn thành chuyển đổi số tại những lĩnh vực trọng tâm qua đó mang lại hiểu quả cao trong công tác sản xuất kinh doanh và dịch vụ khách hàng ngày một nâng cao. Từ tiền đề này, Tổng công ty phấn đấu đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp số.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Điện lực miền Nam

Tin cùng chuyên mục

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Xây dựng chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bảo hiểm Quân đội ra mắt giao diện website mới, nâng tầm dịch vụ khách hàng

GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ

ROX Group được vinh danh 'Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam' năm thứ hai liên tiếp

PC Thừa Thiên Huế: Trao giải, giấy chứng nhận Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024

Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

DNP Water thu về gần 1.600 tỷ đồng từ thoái vốn, đầu tư vào dự án Sông Tiền 1

PC Thừa Thiên Huế: Tiết kiệm điện nơi công sở - Nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp

PC Thừa Thiên Huế: Tự động xử lý mất kết nối thiết bị đóng cắt có điều khiển xa

Sữa Cô Gái Hà Lan thăng hạng vượt bậc trong sáng kiến tiếp cận dinh dưỡng toàn cầu.

Colos IgGold: Thêm lựa chọn chăm sóc sức khỏe chủ động của Care For Việt Nam

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giành cú đúp giải thưởng tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024

Chiến lược hợp tác quốc tế hướng đến phát triển bền vững của Tập đoàn Bamboo Capital

AEONMALL Việt Nam mang đến những cảm xúc chân thành với Cuộc thi Nhập vai 2024

J&T Express xử lý hơn 100 triệu bưu kiện trong một ngày sau đợt sale 11.11

Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam hướng đến doanh thu 1 triệu tỷ đồng năm 2024

Hội nghị Tập huấn Môi trường 2024: EVNGENCO2 khẳng định quyết tâm bảo vệ môi trường

Bảo Việt (BVH): Đạt Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm tài chính

Cuộc chiến của 'ông lớn' cà phê tại các thành phố du lịch Việt