Thứ hai 23/12/2024 14:10

Tôn vinh vẻ đẹp văn hóa và thương mại của chợ nổi Cái Răng

Hưởng ứng Ngày du lịch Việt Nam (9/7), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) TP. Cần Thơ phối hợp UBND quận Cái Răng tổ chức Ngày hội du lịch Văn hóa chợ nổi Cái Răng. Ngày hội diễn ra từ ngày 7- 9/7 /2017, tại số 17/2, đường Võ Tánh (nhà kho Nông trường sông Hậu) phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ.
Mua bán trên sông là hoạt động thương mại độc đảo thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

Theo Sở VHTT&DL TP. Cần Thơ, ngày hội là một trong những sự kiện tạo điểm nhấn của du lịch Cái Răng nói riêng và Cần Thơ nói chung; tôn vinh, quảng bá chợ nổi Cái Răng, góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản phi vật thể cấp quốc gia và những bản sắc văn hóa đặc trưng của người dân sông nước Tây Nam Bộ.

Trong hai ngày lễ hội, nhiều hoạt động sôi nổi như diễu hành tàu du lịch, đua thuyền (vỏ composite) cấp đồng bằng sông Cửu Long, đua thuyền Rồng, hoạt động chợ trên sông, công bố và trao giải bộ nhận diện thương hiệu du lịch Cần Thơ (logo và slogan), giới thiệu nông sản, đặc sản địa phương, các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian, triển lãm ảnh, quảng bá du lịch, trưng bày các mô hình ghe, xuồng, hội thi tạo hình trái cây, ẩm thực, liên hoan đờn ca tài tử…

Ông Lê Văn Tâm - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ - cho biết, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có, duy trì Ngày hội trở thành sự kiện điểm nhấn của thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch; thực hiện tốt các nội dung đề án "Bảo tồn và Phát huy chợ nổi Cái Răng" theo định hướng hài hòa các lợi ích về văn hóa, kinh tế, xã hội, đảm bảo chợ phát triển theo đúng tiêu chí văn hóa, văn minh đô thị. Đồng thời, chú trọng an sinh xã hội cho người dân chợ nổi; đảm bảo an toàn, cảnh quan môi trường sao cho chợ nổi Cái Răng trở thành điểm du lịch thân thiện, chuyên nghiệp, chất lượng và mến khách.

Chợ nổi Cái Răng có trên 100 năm lịch sử, hội tụ đa dạng các chủng loại nông sản vùng Tây Nam bộ và vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt của người dân đất phương Nam tham gia buôn bán. Chợ họp từ khoảng 4-5 giờ sáng, đến hơn 9 giờ thì vãn Chợ nổi cái răng thường có hơn 250 ghe hàng, kéo dài hơn 1km trên sông và đông đảo người khắp nơi đi ghe thuyền đến mua sắm mỗi ngày.

Đua thuyền tại Ngày hội Du lịch và văn hóa chợ nổi Cái Răng là một hoạt động văn hóa truyền thống rất được người dân ở đồng bằng sông Cửu Long hào hứng tham gia

Tham quan chợ nổi, du khách di chuyển bằng ghe thuyền, len lỏi vào từng khoảng trống giữa các ghe neo đậu. Chợ nổi Cái Răng có những nét đặc thù về thương mại rất riêng, không “đụng hàng’ với bất kỳ khu chợ nào trên thế giới. Các tiểu thương nơi đây "treo gì bán nấy" trên cây bẹo (một cây sào cao cắm phía trước hay đuôi ghe thuyền). Cũng có trường hợp ngoại lệ: "bán mà không treo" (thường là các ghe hàng ăn uống) hay "treo lá bán ghe" (ghe nào treo lá dừa hay các loại lá tương tự được hiểu là chủ muốn sang ghe). Ngoài ra, còn có hình thức bán mão (bán hết một mớ hay ghe hàng mà không cần cân, đếm); hay hoạt động "thảy, chụp" hàng hóa điêu luyện như làm xiếc kể cả khi mặt trời chưa sáng tỏ. Những nét sinh hoạt độc đáo này đã tạo cho chợ nổi Cái Răng nói riêng và chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long nói chung có một sức hút mạnh mẽ với du khách gần xa, đặc biệt là khách quốc tế.

Phó Chủ tịch UBND quận Cái Răng, kiêm Trưởng Ban tổ chức Ngày hội Vương Công Khanh cho biết, ngày hội là dịp để đưa Văn hóa chợ nổi Cái Răng đến gần du khách, góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát triển chợ nổi. Lễ hội lần này quy mô được mở rộng, các hoạt động đa dạng và chất lượng hơn. Dự kiến trong những ngày lễ hội có khoảng 30.000 lượt khách tham quan, mỗi ngày trung bình có khoảng 250 phương tiện thủy mua bán hàng hóa ở chợ. Lượng hàng hóa bày bán ở chợ nổi chủ yếu là nông sản (trái cây, rau củ, hoa kiểng...) với khoảng 2.000 tấn/ngày, doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng/ngày.

Theo ông Khanh, bên cạnh việc quảng bá chợ nổi, huyện Cái Răng còn chú trọng giới thiệu các loại nông sản sạch, làng nghề, ẩm thực, các tuyến, điểm du lịch của địa phương đến du khách gần xa. Không gian văn hóa chợ nổi Cái Răng tích hợp nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể: tập quán xã hội và tín ngưỡng, tri thức dân gian, nghệ thuật dân gian (đờn ca tài tử)… và những di sản này vẫn đang được gìn giữ, lưu truyền. Văn hóa chợ nổi Cái Răng đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Cần Thơ cũng có đề án "Bảo tồn và Phát triển chợ nổi Cái Răng.

Lê Cương

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái: Sắp diễn ra Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải

Du khách Mỹ: Tôi cảm thấy như ở nhà khi đón Giáng sinh tại Hà Nội

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khảo sát các sản phẩm du lịch của đồng bào dân tộc tại Hà Giang

Đà Nẵng: Hàng nghìn du khách bạn trẻ hào hứng cùng thắp sáng Cây thông Ánh sáng

Lần đầu triển khai chiến dịch Đà Nẵng Food Tour với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn

Du lịch Đà Nẵng 2024 phá kỷ lục, tăng trưởng vượt kỳ vọng

Làng rau Trà Quế được công nhận 'Làng Du lịch tốt nhất năm 2024'

Chính thức khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất

Du lịch Sầm Sơn đặt mục tiêu đón 9,68 triệu lượt khách năm 2025, doanh thu 21 nghìn tỷ đồng

Du lịch xanh bắt đầu từ hành động của mỗi doanh nghiệp

Du lịch Quảng Bình vượt con số 5 triệu lượt khách trong năm 2024

Đà Lạt đẹp lung linh và huyền ảo bởi lễ hội carnaval đường phố "Hoa và Di sản"

Hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng năm 2024

Tuần lễ du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 2024 có gì đặc sắc?

Có gì hấp dẫn trong lễ hội hoa hướng dương mang phong cách Cowboy lớn nhất năm tại Van Phuc City?

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình dự Lễ khai mạc Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Tuần lễ Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2024 có gì mới và đặc sắc?

Cát Bà chọn đúng nhà đầu tư tâm huyết phát triển du lịch bền vững

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn: Cơ hội ‘vàng’ quảng bá du lịch Việt Nam

Săn đồ cũ trở thành xu hướng du lịch của người Việt năm 2025