Thứ tư 27/11/2024 07:54

Tối ưu hóa lợi thế phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng

Vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, có địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội.

Ngày 17/5/2022, tại Ban Kinh tế Trung ương đã diễn ra Hội nghị lần thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kết luận số 13-KL/TW, ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW”.

Tại Hội nghị đã công bố các quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW và Kết luận số 13-KL/TW; công bố danh sách thành viên Ban Chỉ đạo; Báo cáo công tác chuẩn bị và triển khai Đề án.

Theo ông Trần Tuấn Anh - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội. Đồng thời là trung tâm hàng đầu về khoa học công nghệ, có hệ thống giao thông kết nối đồng bộ và tốt nhất cả nước gồm cả đường bộ, đường biển, đường sông, hàng không, đường sắt, trong đó thành phố là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh tạo thành tam giác phát triển..., thuận lợi trong gắn kết các địa phương trong vùng và với các địa phương khác trong cả nước cũng như với các quốc gia trong khu vực và thế giới

Trước đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 và Kết luận số 13-KL/TW, ngày 28/10/2011 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW với mục tiêu đặt ra: Xây dựng và phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng chất lượng và hiệu quả tăng trưởng, phát triển kinh tế tri thức và chủ động hội nhập quốc tế; xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh… Phát triển vùng trở thành trung tâm kinh tế chất lượng cao, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế và giao dịch quốc tế của cả nước.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh: phát triển vùng đồng bằng sông Hồng còn nhiều tồn tại, hạn chế được đặt ra đối với phát triển vùng trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu rõ, sau 16 năm thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW, phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng nói chung và các địa phương nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, quốc phòng - an ninh và quan hệ quốc tế; có vai trò là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước được phát huy. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn vùng đạt khá cao, quy mô kinh tế đứng thứ 2 trong 6 vùng và ngày càng đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, nhiều địa phương trong vùng đã nỗ lực vươn lên và trở thành những điểm sáng của cả nước. Nhiều tiềm năng, lợi thế vùng được phát huy hiệu quả; nhiều hạn chế được khắc phục, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong vùng ngày càng được nâng cao. “Tuy nhiên, phát triển vùng đồng bằng sông Hồng còn nhiều tồn tại, hạn chế được đặt ra đối với phát triển vùng trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước”- ông Trần Tuấn Anh lưu ý.

Tại hội nghị, các thành viên Ban chỉ đạo tham gia ý kiến đối với Kế hoạch xây dựng Đề án; phân công nhiệm vụ Ban Chỉ đạo, dự thảo Đề cương Báo cáo Tổng kết và Đề cương Báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh đó, các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận một số vấn đề quan trọng của vùng đồng bằng sông Hồng như quốc phòng, an ninh, công thương, giao thông, y tế, giáo dục, phát triển đô thị, liên kết vùng…Đồng thời, thảo luận về tình hình thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW ở các địa phương. Các thành viên Ban Chỉ đạo cơ bản đều thể hiện sự đồng tình, nhất trí cao với những nội dung và kế hoạch xây dựng Đề án; cho rằng việc tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW có ý nghĩa rất quan trọng cho phát triển vùng trong thời gian tới .

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Hồng

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt Nam, Đan Mạch cùng tạo nên những thương hiệu quốc tế chung

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình họp với 3 bộ, 8 địa phương về cải cách thủ tục hành chính

Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Kiểm soát nội dung quảng cáo trực tuyến: Thiết lập chế tài mạnh

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Nhân sự Trung ương: Bộ Chính trị, Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ chủ chốt; Quốc hội phê chuẩn nhân sự

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)