Tò he Xuân La xưa và nay

Tò he (con giống bột) có lẽ là thứ đồ chơi truyền thống mang nhiều nét văn hóa, lịch sử dân tộc Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của mọi lứa tuổi, đặc biệt là các em nhỏ. Mặc dù đã có sự thay đổi, nhưng tò he Xuân La (Phú Xuyên, Hà Nội) xưa và nay vẫn giữ gìn được sự mộc mạc, gần gũi và đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.

Nghề tò he có ở nhiều vùng quê Việt Nam, nhưng ở làng nghề truyền thống tò he Xuân La, hầu như trong làng nhà nào cũng có người biết nặn tò he bởi nét văn hóa độc đáo này đã ngấm vào đất, vào nước và đi vào tâm huyết của người dân Xuân La.

Tò he Xuân La xưa và nay
Tò he nét văn hóa của người Việt

Trước kia, người dân làng Xuân La thường nặn sẵn tò he ở nhà rồi mang ra chợ bán, các con tò he được gắn vào các vòng tre. Sau này, người ta tạo hình tò he trực tiếp lên que tre để dễ cầm và trang trí. Với một chiếc thùng gỗ nhỏ hoặc thùng xốp vài cục bột màu, một chiếc lược con, nắm que tre nhỏ và chút sáp ong, những “nghệ nhân làng” rong ruổi trong các phiên chợ quê, các làng xóm, phố phường để nặn tò he bán, nhất là vào dịp Tết Trung thu, hay những nơi nào có đình đám, hội hè. Dần dần trải qua năm tháng, người dân làng Xuân La đã đem nghề đi khắp Bắc, Nam mang niềm vui, sắc màu đến cho cuộc sống.

Tò he Xuân La xưa và nay
Trước đây các con tò he được gắn vào các vòng tre
Tò he Xuân La xưa và nay
Sau đó tò he được làm tực tiếp trên que tre
Tò he Xuân La xưa và nay
Nghệ nhân làng rong ruổi trong các phiên chợ quê

Là món đồ chơi thuần Việt, qua bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú, những người thợ tò he Xuân La đã nặn từ bột gạo thành những nhân vật cổ tích, nhân vật hoạt hình, vật nuôi… được trẻ em ưa thích. Nhìn bề ngoài nhiều người nghĩ không có khó khăn gì để nặn được tò he, nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Nặn tò he như một môn nghệ thuật, ngoài kỹ thuật 3V (vê bột, véo bột, tạo vân) đòi hỏi người làm phải khéo léo, sáng tạo, chính xác trong từng chi tiết thì mới tạo ra sản phẩm bắt mắt.

Tò he Xuân La xưa và nay
"Lục súc tranh công", một tích cổ ngày xưa, được thể hiện bằng sản phẩm tò he
Tò he Xuân La xưa và nay
Nặn tò he như một môn nghệ thuật

Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu, làng Xuân La cho biết, công đoạn nặn tò he quan trọng là kỹ thuật luộc bột, làm bột phải ước lượng theo thời tiết. Mùa Đông thì phải làm bột dẻo hơn mùa Hè. Gạo phải chọn gạo nếp dẻo thì chất lượng hàng tốt và dễ làm hơn. Ngày xưa các cụ sử dụng màu từ vật liệu tự nhiên như màu đỏ lấy từ quả gấc, màu vàng lấy từ củ nghệ, hoa hòe, màu xanh lấy từ lá trầu không, rau ngót... Bây giờ công nghệ đã phát triển các nghệ nhân lấy màu thực phẩm làm bánh pha chế vào thì thuận tiện hơn và màu sắc cũng tươi, đẹp hơn.

Tò he Xuân La xưa và nay
Mâm ngũ quả
Tò he Xuân La xưa và nay
Những nhân vật trong Tây Du Ký
Tò he Xuân La xưa và nay
Sản phẩm tò he Thúy Kiều, Kim Trọng

Từ những khối bột màu vô tri vô giác, những nghệ nhân, người thợ tò he Xuân La đã nặn ra các hình thù vô cùng phong phú: 12 con giáp, cỏ cây, hoa lá, các nhân vật truyện tranh, nhân vật lịch sử… thành những hình tượng sống động, độc đáo và ngộ nghĩnh, không chỉ quyến rũ trẻ thơ mà còn hấp dẫn cả người lớn.

Tuy nhiên tò he Xuân La vào cuối thập niên 90 và đầu những năm 2000 tưởng chừng bị mai một trước đồ chơi nước ngoài, đặc biệt là những “cơn bão” hàng Trung Quốc. Cuộc mưu sinh của dân làng trở nên khó khăn. Không có địa điểm làm nghề, nặn tại nhà thì chẳng biết bán cho ai. Cứ thế, nhiều người thợ làm tò he Xuân La dần bỏ nghề. Đã có những khi, tò he tưởng chừng bị quên lãng, những nghệ nhân tưởng như không thể trụ được bằng nghề truyền thống…

Tò he Xuân La xưa và nay
Nhiều nghệ nhân tưởng như không thể trụ được bằng nghề truyền thống

Không chịu khoanh tay đứng nhìn làng nghề ngày càng mai một, những nghệ nhân và những người tâm huyết với nghề tò he Xuân La luôn ý thức được giá trị văn hóa tinh thần của những con tò he, đã tìm mọi cách để khôi phục lại nghề cổ của làng. Bằng sự nỗ lực đáng kể, hơn 20 năm trở lại đây, tò he Xuân La được phục dựng và từng bước tìm được chỗ đứng trong đồ chơi Việt. Việc Câu lạc bộ nghệ nhân tò he Xuân La ra đời năm 2009 cũng là bước ngoặt góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề. Câu lạc bộ đã tổ chức nhiều cuộc thi nặn tò he, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thường xuyên phối hợp biểu diễn tại các sự kiện văn hóa quốc tế, tại các lễ hội, triển lãm, đón tiếp các đoàn khách thăm quan du lịch làng nghề, liên kết giảng dạy môn nghệ thuật nặn tò he tại trường học giúp học sinh và sinh viên hiểu, làm quen với đồ chơi truyền thống…

Tò he Xuân La xưa và nay
Sản phẩm tò he ngày nay phong phú đa dạng mẫu mã
Tò he Xuân La xưa và nay
Sản phẩm tò he vẫn luôn giữ được bản sắc và không kém phần tinh tế

Để tiếp tục giữ lửa cho một làng nghề truyền thống, những nghệ nhân cùng người yêu tò he tại làng Xuân La bên cạnh bảo tồn và phục hồi những con giống cổ, họ vẫn đang từng ngày đổi mới trong cách nặn tò he, tìm tòi sáng tạo ra loại bột có thể bảo quản được vài năm, đem sức sống lâu bền cho tò he. Nếu như ngày trước các đối tượng để nặn tò he chủ yếu là các loại cây quả, con giống, hình người trong tuyện cổ tích… thì bây giờ tò he phong phú hơn rất nhiều. Các nghệ nhân làng Xuân La đã biến tấu sản phẩm mới lạ như: Tò he trên tranh, tò he trong hộp gỗ, tò he trong cốc thủy tinh, tò he khổng lồ… Tò he ngày nay có sự thay đổi mẫu mã và có sự biến tấu nhưng hình ảnh của tò he có gì đó thỏa mái, ngô nghê, hài hước nhưng vẫn giữ được bản sắc và không kém phần tinh tế.

Tò he Xuân La xưa và nay
Ngũ hổ chào đón năm Nhâm Dần của làng tò he Xuân La

Tò he là một trong những thứ đồ chơi truyền thống lâu đời ở Việt Nam trải qua suốt chiều dài văn hóa, lịch sử dân tộc. Tò he xưa và nay là sự kết hợp giữa sự sáng tạo và nghệ thuật dân gian, sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, là món ăn tinh thần của người Việt vẫn luôn được làng nghề Xuân La gìn giữ và phát triển.

Phạm Tiệp- Quỳnh Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Ga Hải Phòng chính thức trở thành điểm du lịch

Ga Hải Phòng chính thức trở thành điểm du lịch

Bộ Nội vụ trình phương án sắp xếp cấp xã năm 2025

Bộ Nội vụ trình phương án sắp xếp cấp xã năm 2025

Thời tiết hôm nay 10/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 10/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 10/5/2025: Gió đông bắc mạnh dần

Thời tiết biển hôm nay 10/5/2025: Gió đông bắc mạnh dần

Doanh thu

Doanh thu 'Viết tiếp câu chuyện hòa bình' tháng 4 sẽ dành tặng cựu chiến binh

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Xã sẽ nhận thêm 120 việc

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Xã sẽ nhận thêm 120 việc

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Trung tâm dạy thêm mọc như

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý