Thứ hai 25/11/2024 10:25

Tình hình cung ứng điện từ 21/7 đến 27/7 và dự kiến tuần tới: Phụ tải Hà Nội lập kỷ lục mới

Trong tuần qua, việc cấp điện được đảm bảo, nhu cầu điện tại miền Bắc tăng do nắng nóng, trong khi miền Nam giảm. Sang tuần tới sẽ có mưa, nhu cầu phụ tải giảm

Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương vừa thông tin về tình hình cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia trong thời gian từ 21/7 đến 27/7/2023.

Phụ tải tại Hà Nội vượt đỉnh

Trong thời gian từ 21 đến 27/7, nhiệt độ miền Bắc đã tăng mạnh trở lại sau một tuần giảm nhiệt do ảnh hưởng của bão số 1, phụ tải miền Bắc đạt sản lượng cực đại ngày 477,9 triệu kWh, cao hơn tuần trước 14,3 triệu kWh, công suất cực đại đạt 23.568 MW, cao hơn so với tuần trước 1.208 MW.

Đặc biệt tại thành phố Hà Nội, lượng điện tiêu thụ trên toàn thành phố ngày 27/7 lập kỷ lục mới với sản lượng lớn nhất trên 101 triệu kWh, vượt gần 1 triệu kWh so với sản lượng điện tiêu thụ cao nhất năm 2022. Hiện tượng nắng nóng kéo dài trong tuần qua đã dẫn đến sản lượng điện tiêu thu trong sinh hoạt trong địa bàn thành phố tăng rất cao, phần lớn do nhu cầu sử dụng nhiều thiết bị làm mát như điều hoà nhiệt độ, quạt, tủ lạnh. Thời tiết nắng nóng gay gắt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng hoạt động và suy giảm hiệu suất của các thiết bị điện.

Phụ tải miền Trung và miền Nam đều giảm cả về sản lượng lẫn công suất so với tuần trước dẫn đến phụ tải toàn quốc, sản lượng cực đại ngày đạt 893,7 triệu kWh, thấp hơn so với tuần trước khoảng 4,8 triệu kWh; công suất cực đại trong tuần đạt 43.220 MW, thấp hơn 710 MW so với tuần trước.

Việc cấp điện trong tuần từ 21-27/7 được đảm bảo

Huy động nhiệt điện than tăng 7,6%

Tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống điện quốc gia, bao gồm cả điện nhập khẩu trong thời gian từ 21/7 đến 27/7 đạt 5,818 tỷ kWh, trung bình ngày đạt 831,1 triệu kWh. Tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống quốc gia lũy kế đến hết ngày 27/7/2023 đạt 158,6 tỷ kWh, cao hơn 1,46% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 55,75% so với kế hoạch năm (284,5 tỷ kWh).

Sản lượng điện phát của thuỷ điện trong tuần này này đạt 1.576,7 triệu kWh chiếm 27,1% tổng sản lượng nguồn phát và tăng 2,9% so với tuần trước. Như vậy, mặc dầu trong tuần trước có bão số 1, tuy nhiên lượng nước về các hồ thuỷ điện không có biến động nhiều so với thời kỳ trước bão. Riêng hồ Hòa Bình lưu lượng nước về có biến động nhiều theo chiều hướng tăng mạnh do lưu lượng chạy máy của thuỷ điện Sơn La. Với thực trạng trên, các hồ thuỷ điện miền Bắc tiếp tục vận hành hợp lý để duy trì mực nước trước lũ theo quy trình vận hành liên hồ, tránh xả thừa.

Nhiệt điện than đạt 2.810,9 triệu kWh chiếm 48,3% và tăng 7,6% so với tuần trước.

Về năng lượng tái tạo, sau khi ghi nhận mức tăng kỷ lục của điện gió vào tuần trước với tổng sản lượng đạt 294,8 triệu kWh chiếm 5,1% tổng sản lượng và tăng 249,23% so với tuần trước liền kề, tuần từ 21/7 đến 27/7 tổng sản lượng điện gió đạt 188 triệu kWh chiếm 3,2% tổng sản lượng và giảm 36,2% so với tuần trước; điện mặt trời mặt đất đạt 264 triệu kWh chiếm 4,5% tổng sản lượng và giảm 1,21% so với tuần trước, điện mặt trời mái nhà đạt 193,7 triệu kWh chiếm 3,3% tổng sản lượng và tăng 6,13% so với tuần trước.

Nhiên liệu được đảm bảo

Trong tuần, việc cung cấp khí và than cho sản xuất điện được đảm bảo. Trong đó, các hệ thống khí Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ vận hành bình thường; Việc cấp than đã có nhiều cải thiện, phần lớn các nhà máy nhiệt điện than đều có lượng tồn kho đáp ứng.

Tình hình vận hành lưới điện 500/220/110 kV an toàn, ổn định, không xảy ra sự cố lớn gây ngừng giảm cung cấp điện.

Trong ngày 26/7, Đoàn công tác của Bộ Công Thương rà soát tình hình xử lý sự cố các nhà máy nhiệt điện khu vực phía Bắc tiếp tục làm việc với các nhà máy nhiệt điện An Khánh và Cao Ngạn.

Theo thống kê đến hết ngày 27/7, tổng sự cố dài ngày của nhiệt điện than vẫn chưa được khắc phục là 1.440 MW, sự cố ngắn ngày 850 MW.

Đại diện Cục Điều tiết Điện lực đánh giá, tình hình cung cấp điện trong tuần được thực hiện an toàn, ổn định. Nhu cầu tiêu thụ điện của hệ thống điện quốc gia trong tuần giám sát cao hơn so với tuần trước, chủ yếu là hệ thống điện miền Bắc. Nhu cầu tiêu thụ điện của hệ thống điện miền Nam thấp hơn so với tuần trước.

Dự kiến tình hình cung cấp điện tuần sau

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, tuần sau, khu vực các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Nền nhiệt ở các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ được dự báo thấp hơn so với tuần trước, do đó nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia trong tuần tới được dự báo thấp hơn so với tuần giám sát.

Các nhà máy thuỷ điện trong tuần tới sẽ được khai thác theo tình hình thuỷ văn thực tế và định hướng tối ưu trong kế hoạch vận hành tháng 7/2023, đáp ứng ràng buộc lưới điện, nhu cầu hệ thống, mực nước và yêu cầu cấp nước hạ du theo quy trình liên hồ.

Đối với các nhà máy nhiệt điện than, dự kiến huy động theo nhu cầu hệ thống và sản lượng điện cam kết (nếu có), đồng thời đảm bảo các ràng buộc giới hạn truyền tải của lưới điện và chất lượng điện áp. Để thường xuyên giám sát tình hình khắc phục sự cố của các nhà máy nhiệt điện than, đảm bảo tính sẵn sàng, độ khả dụng, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục kiểm tra thường xuyên, giám sát một số nhà máy nhiệt điện đang gặp sự cố.

Để tránh gây áp lực cho hệ thống điện, tiết kiệm tài nguyên, Cục Điều tiết Điện lực cũng khuyến cáo người tiêu dùng tiếp tục nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm hiệu qủa, nhất là vào các giờ cao điểm hàng ngày.

Đình Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Bản tin cấp điện

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử