Thứ hai 23/12/2024 05:41

Tín hiệu tích cực từ nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu suy yếu

Tín hiệu tích cực từ nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu suy yếu. Khép lại tuần giao dịch 12-18/2, giá Arabica giảm 2,78% và giá Robusta đánh mất 2,36%.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại tuần giao dịch 12 - 18/2, giá Arabica giảm 2,78% và giá Robusta đánh mất 2,36% so với tham chiếu. Đà giảm diễn ra chủ yếu trong ba phiên đầu tuần khi thị trường phản ứng với tín hiệu tích cực từ nguồn cung và sự mạnh lên của đồng USD.

Giá Arabica giảm 2,78% và giá Robusta đánh mất 2,36% so với tham chiếu

Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê CECAFE cho biết Brazil đã xuất đi 3,67 triệu bao cà phê dạng hạt, tăng 45,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu cà phê Arabica tăng 31,1% lên 3,21 triệu bao. Đồng thời, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US tăng gần 9.470 bao, lên khoảng 307.265 bao, lần đầu vượt 300.000 bao kể từ tháng 11/2023. Những sự cải thiện trong xuất khẩu và dự trữ cà phê giúp cải thiện tâm lý lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.

Ngoài ra, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2024 của Mỹ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo của các chuyên gia kinh tế, khiến dòng tiền từ các thị trường mang tính rủi ro như cà phê chảy sang các thị trường trú ẩn như USD và vàng.

Robusta cũng ghi nhận 3/5 phiên mang sắc đỏ, chủ yếu do tác động từ giá Arabica. Lo ngại về nguồn cung đối với mặt hàng này vẫn hiện diện khi tồn kho tiếp tục giảm về mức thấp kỷ lục.

Tồn kho thấp và lực bán từ Việt Nam không như kỳ vọng sau Tết Nguyên đán đã giúp Robusta tăng mạnh. Trong bối cảnh thiếu hụt cung Robusta toàn cầu, nguồn cung vẫn còn bị ách tắt và tại thị trường nội địa của nhiều nước sản xuất chính vẫn còn hiện tượng kháng giá, các cuộc tấn công khủng bố trên tuyến hàng hải qua Biển Đỏ cũng góp phần làm tăng nhu cầu đối với Robusta Conilon của Brazil.

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong hôm qua (18/2), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ tăng 900 đồng/kg. Theo đó, cà phê trong nước được thu mua quanh mức 80.300 - 81.400 đồng/kg.

Báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy, giá Robusta đã tăng lên mức cao nhất trong 30 năm do lo ngại nguồn cung thắt chặt tại Việt Nam - nước xuất khẩu Robusta lớn nhất thế giới.

Xuất khẩu cà phê tăng cả lượng và giá trị đã kéo giá cà phê nội địa lên mức cao

Những lo ngại liên tục về tình hình nguồn cung, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, cùng với tồn kho trên sàn ICE thấp kỷ lục đẩy Robusta tăng tới 14% tính từ đầu năm đến nay. Đà tăng ở Việt Nam thậm chí còn mạnh hơn khi các thương nhân vẫn đang giữ lại hạt cà phê với kỳ vọng giá cao hơn. Điều này càng làm trầm trọng thêm các vấn đề về nguồn cung.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex- cho hay, trong những ngày Tết Giáp Thìn vừa qua, các đơn hàng của doanh nghiệp đã được chuẩn bị. Vì vậy sau Tết hoạt động xuất khẩu diễn ra bình thường.

Cũng theo ông Nam, hiện tại vấn đề căng thẳng ở Biển Đỏ ảnh hưởng đến cước phí và thời gian giao hàng tuy nhiên, Intimex và một số doanh nghiệp xuất khẩu theo hình thức FOB (giao hàng tại cảng đi) nên gần như không bị tác động gì.

Theo các chuyên gia thuộc Hiệp hội Cà phê, ca cao Việt Nam (VICOFA), các nhà nhập khẩu trên thế giới đang tìm về Việt Nam mua cà phê. Năm 2023, các doanh nghiệp gần như "vét sạch" kho hàng để xuất khẩu. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử khi chỉ đến tháng 6/2023, người dân đã không có cà phê bán. Hiện tồn kho hàng hóa này giảm mạnh, kết hợp cùng một số yếu tố khác trên thị trường là lý do để giá cà phê liên tục lập đỉnh mới.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo giá hàng hóa sẽ có nhiều thay đổi trong năm nay. Trong tháng 1, giá hầu hết các mặt hàng có xu hướng tăng so với thời điểm tháng 11/2023. Trong đó, cà phê tăng 4-9%, gạo thường trên 6%, xoài cát chu 8%, tôm nguyên liệu (4%), cá nguyên liệu (5-6,7%)...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng toàn ngành 3,2-4,0%; Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 54-55 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, sầu riêng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm nay.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024