Thứ sáu 27/12/2024 04:09

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

Đón mùa mua sắm lớn nhất năm, các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiêu dùng đang đẩy mạnh các chương trình kích cầu kéo khách hàng cá nhân.

Nhộn nhịp kích cầu vay tiêu dùng

Theo thông lệ, dịp cuối năm bao giờ dòng tiền lưu thông trên thị trường tiêu dùng cũng tăng cao do nhu cầu mua sắm của người dân tăng lên. Để đón mùa mua sắm lớn nhất năm này, các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiêu dùng đang đẩy mạnh các chương trình kích cầu kéo khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ tín dụng tiêu dùng như: Hợp tác với các doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị, đại lý... để đưa các sản phẩm, dịch vụ vào nhằm kéo dòng tiền luân chuyển qua hệ thống của ngân hàng.

Mới đây nhất, phải kể đến Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với Ngân hàng số Cake by VPBank (Cake) và Công ty Cổ phần Thế giới di động đã ký kết hợp tác cung cấp sản phẩm vay tiêu dùng trực tuyến. Hợp tác này giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn hỗ trợ tài chính uy tín khi mua sắm tại Thế giới di động và Điện máy Xanh, với quy trình tinh gọn, nhanh chóng giải ngân chỉ từ 2 - 5 phút nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Trước đó, hồi cuối tháng 9, nhà băng này cũng đã hợp tác với Lotte C&F Việt Nam, trở thành tiền đề để hai bên khai thác thế mạnh song phương và tận dụng cơ hội từ sức mua mạnh mẽ của thị trường gần 100 triệu dân mang lại. Ngoài ra, VPBank đã trở thành đối tác chiến lược của hãng xe điện BYD tại Việt Nam, cung cấp gói tín dụng cho người mua xe với các chính sách vay ưu đãi và cơ chế vay tinh gọn.

Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), bà Ngô Thu Hà, Tổng giám đốc SHB - cho biết: Ngân hàng luôn hướng nguồn vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực ưu tiên và các lĩnh vực có tính chất động lực cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong đó, tín dụng tiêu dùng được ngân hàng tích cực triển khai với nhiều chính sách mới. “SHB đã nâng quy mô gói cho vay ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân “Vay ưu đãi - Rồng phát tài” lên gần 29.000 tỷ đồng nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng về vốn vay của khách hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc các nhu cầu đời sống khác như mua nhà đất, mua xe ô tô, xây dựng/sửa chữa nhà ở, mua sắm đồ dùng… với lãi suất chỉ từ 5,79%/năm” - bà Hà thông tin.

Ngoài việc giảm lãi suất, nhà băng này cũng đã triển khai nhiều giải pháp để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân và doanh nghiệp như: Cải cách, rút gọn các thủ tục hành chính, cung cấp các giải pháp tài chính, tài trợ tín dụng theo chuỗi giá trị, phát triển sản phẩm nền tảng công nghệ số… từ đó giúp khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng thuận tiện, nhanh chóng góp phần kích cầu tiêu dùng trong nước.

Tổng dư nợ cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng tại Việt Nam đạt khoảng 2,8 triệu tỷ đồng. Ảnh: Ngọc Anh

Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên phong (TPBank) Nguyễn Hưng cũng cho biết: “Với tín dụng tiêu dùng, chúng tôi có những hệ thống để đánh giá, chấm điểm khách hàng dựa trên lịch sử tín dụng, dựa trên lịch sử tiêu dùng, dựa trên thu nhập và một số yếu tố khác để ra quyết định cho vay rất nhanh. Trên cơ sở đó, kiểm soát được chất lượng tín dụng và dám mạnh dạn đẩy mạnh cho vay tiêu dùng”.

Trong khi đó, ông Trần Hoài Nam - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) khẳng định, nhu cầu vốn cá nhân hiện đang tăng trưởng tốt. HDBank có Công ty Tài chính HD SAISON đã xây dựng gói tín dụng 10.000 tỷ đồng cho công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất vay tiêu dùng và ghi nhận gói tín dụng này giải ngân khá tích cực. Chính vì vậy, các ngân hàng cần đầu tư vào hình thức phát triển tín dụng tiêu dùng trên các nền tảng điện tử, nền tảng số để giúp khách hàng có nhiều lựa chọn gói vay vốn phù hợp, tiết kiệm thời gian xử lý khoản vay cũng cần được quan tâm, chú trọng.

Bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Theo thống kê của Báo Công Thương, hiện có hơn 30 sản phẩm tín dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng đang được triển khai như: Gói 20.000 tỷ đồng của Agribank, gói tín dụng tiêu dùng 20.000 tỷ đồng của HD Saison và FE Credit cho khách hàng là công nhân lao động. Các ngân hàng như Vietcombank, BIDV, VietinBank, VIB, MSB,... đều đưa ra nhiều gói tín dụng tiêu dùng phù hợp với mục đích vay vốn của khách hàng.

Số mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, tổng dư nợ cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng tại Việt Nam đạt khoảng 2,8 triệu tỷ đồng, tương đương 20% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, và trở thành một phần quan trọng trong cơ cấu tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Theo các chuyên gia tài chính, sau thời gian chững lại và đối mặt với nhiều thách thức, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đang có dấu hiệu bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Đặc biệt, với hành lang pháp lý mới, thị trường tài chính tiêu dùng được dự báo sẽ sôi động hơn trong thời gian tới.

Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn đang có nhiều triển vọng phát triển. Ảnh: Ngọc Anh

Thực tế từ báo cáo tài chính quý 3/2024 được các ngân hàng, công ty tài chính công bố mới đây cũng cho thấy, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục.

Cụ thể, kết thúc 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPBank đạt gần 13,9 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 67% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Ngân hàng mẹ đóng góp hơn 13 nghìn tỷ đồng, trong khi các công ty con tiếp nối đà tăng từ các quý trước.

Đặc biệt, trong bức tranh kết quả kinh doanh 9 tháng của VPBank có dấu ấn không nhỏ của FE Credit khi quý III/2024 báo lãi gần 300 tỷ đồng. Theo đại diện VPBank, những tháng cuối năm dự báo nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng mạnh nên ngân hàng này sẽ tiếp tục triển khai cho vay tiêu dùng với nhiều ưu đãi hơn.

Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), việc triển khai các gói cho vay tiêu dùng đã tạo thuận lợi rất nhiều cho người dân trong việc bổ sung nguồn vốn phục vụ các nhu cầu mua sắm, giải quyết những vấn đề tài chính một cách nhanh chóng và thuận tiện. Trong quý III/2024, Techcombank tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng tín dụng tích cực, đặc biệt, nhu cầu vay mua nhà đã thúc đẩy dư nợ tín dụng cá nhân tăng 6,0% so với quý II/2024. Đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng, Techcombank đang triển khai gói tín dụng với lãi suất cạnh tranh, hạn mức cho vay cao và thời gian cho vay dài; hiện lãi suất vay thế chấp tại ngân hàng chỉ từ 5% - 11%/năm… Đặc biệt thủ tục cho vay và giải ngân đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng.

Tại HD SAISON, mảng tài chính tiêu dùng tiếp tục phục hồi mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm nay, với dư nợ tăng 15% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế Công ty đạt 906 tỷ đồng, tăng 126% so với cùng kỳ, ROE (lợi nhuận trên vốn) đạt 22,9%, là công ty tài chính tiêu dùng hiệu quả dẫn đầu ngành. Công ty hiện sở hữu gần 26.000 điểm giao dịch tài chính tại 63 tỉnh thành, phục vụ trên 13 triệu khách hàng.

Tương tự, Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVN Finance) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 226,6 tỷ đồng, tăng 58,2% so với cùng kỳ và lũy kế 9 tháng đạt 537,3 tỷ đồng, tăng 56,8% so với cùng kỳ 2023, thực hiện được hơn 91% kế hoạch năm (585 tỷ đồng).

Công ty nghiên cứu thị trường FiinGroup đánh giá, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn đang có nhiều triển vọng phát triển khi quy mô tín dụng tiêu dùng của Việt Nam mới đạt trên 10% GDP, thấp hơn rất nhiều so với không ít nước và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc hơn 40% GDP, Hồng Kông (Trung Quốc) hơn 20%...

Bên cạnh đó, FiinGroup nhận định, với triển vọng phục hồi đậm nét của nền kinh tế, năm 2024 sẽ mở đường cho sự phục hồi của lĩnh vực tài chính tiêu dùng, dựa trên sức mua mở rộng, nhu cầu tín dụng gia tăng và thu nhập hộ gia đình cải thiện.

Đồng thời, các chuyên gia của FiinGroup cho rằng, năm 2024 sẽ mở ra một giai đoạn tăng trưởng tín dụng mới, đề cao sự cẩn trọng trong hoạt động giải ngân, hướng tới lộ trình tăng trưởng bền vững, thay vì tăng trưởng nóng như một số năm trước.

Tại họp báo thường kỳ quý 3 của Ngân hàng Nhà nước, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, từ nay tới cuối năm, ngoài các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo ngân thương mại quan tâm đối với tín dụng tiêu dùng. Đây là lĩnh vực càng đẩy mạnh được càng tạo điều kiện thúc đẩy tăng khả năng tiêu dùng, và đẩy mạnh cầu tiêu dùng mới kéo theo cầu sản xuất được.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: nguồn vốn tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025