Tìm giải pháp đưa kinh tế vùng Duyên hải miền Trung phát triển

Chiều 24/9, tại Đà Nẵng, đã diễn ra cuộc họp ban điều phối vùng Duyên hải miền Trung với với sự tham dự của đại diện lãnh đạo 9 tỉnh, thành phố thuộc vùng Duyên hải miền Trung cùng nhiều lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương. Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đã tham dự và có ý kiến tại cuộc họp.
Tìm giải pháp đưa kinh tế vùng Duyên hải miền Trung phát triển

Cuộc họp do đồng chí Lê Thanh Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa, Trưởng Ban điều phối vùng Duyên hải miền Trung chủ trì

Vùng duyên hải miền Trung gồm 9 tỉnh, thành với 10,4 triệu dân (chiếm 11,2% cả nước), tổng GRDP năm 2016 đạt 465,7 nghìn tỷ đồng chiếm 10,3% của cả nước, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 – 2016 đạt hơn 8,4%, cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ (41,6%), công nghiệp (30,4%), nông nghiệp (28%). Tỷ trọng trong khu vực phi nông nghiệp tương đối cao, tuy nhiên quy mô lại nhỏ, vì vậy GRDP bình quân đầu người vẫn còn thấp (44,8 triệu đồng/người/năm); trình độ phát triển giữa các tỉnh, thành phố trong vùng không đồng đều. Thu hút đầu tư trong Vùng năm 2016 đạt 187,5 nghìn tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 5,5 tỷ USD (3,1% cả nước).

Đây là vùng tương đối nghèo, kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo cho thấy trên địa bàn các tỉnh tuyên hải miền Trung còn gặp nhiều khó khăn, do đặc điểm về địa hình, thủy văn, các tỉnh thuộc vùng thường xuyên chịu tác động trực tiếp từ thiên tai, bị tổn thất nặng nề. Toàn vùng có 6 khu kinh tế, 1 khu công nghệ cao, 37 khu công nghiệp, 6 cảng hàng không, 13 cảng biển… Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối giữa các trục quốc lộ, giữa các nút giao thông với các địa phương trong các tỉnh còn hạn chế, dễ bị xuống cấp, chia cắt khi gặp bão lũ, giảm khả năng tăng trưởng bao trùm.

Tìm giải pháp đưa kinh tế vùng Duyên hải miền Trung phát triển
Tiến sĩ Trần Du Lịch “Vùng Duyên hải miền Trung là mặt tiền của Việt Nam nhìn ra biển Đông, đây là khu vực nhiều tiềm năng, nhưng sau bao năm vẫn mãi nghèo”

Phát biểu tại buổi làm việc, Tiến sĩ Trần Du Lịch trưởng nhóm tư vấn phát triển Vùng duyên hải miền Trung cho rằng Vùng Duyên hải miền Trung là mặt tiền của Việt Nam nhìn ra biển Đông, đây là khu vực nhiều tiềm năng, nhưng sau bao năm vẫn mãi nghèo, việc phát triển tương xứng với vị trí mặt tiền vẫn chỉ là khát vọng. Để đột phá kinh tế, liên kết có hiệu quả giữa các địa phương trong Vùng, Ban điều phối Vùng đã kiến nghị 10 nội dung trình Thủ tướng xem xét chấp thuận về mặt nguyên tắc để làm cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển vùng.

Đó là: (1) về quan điểm phát triển, đề nghị Chính phủ đặt mục tiêu và yêu cầu phát triển vùng duyên hải miền Trung là địa bàn trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam, vừa có ý nghĩa về kinh tế - xã hội vừa có ý nghĩa quan trọng về an ninh - quốc phòng; (2) xây dựng trục kinh tế biển thống nhất với 9 tỉnh, thành phố là vùng kinh tế trọng điểm của Quốc gia; (3) điều chỉnh mục tiêu, quy mô của các khu kinh tế của vùng duyên hải miền Trung để khai thác có hiệu quả các khu kinh tế biển, khu công nghiệp tại Vùng; (4) đề nghị nghiên cứu mô hình quản lý các khu kinh tế, mở rộng phân cấp, phân quyền và ủy quyền cho các Ban quản lý, bảo đảm cơ chế hành chính “một cửa” để khắc phục chồng chéo, vướng mắc giữa các văn bản; trong đó, cần phân cấp, ủy quyền mạnh hơn về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ cho BQL Khu Kinh tế; (5) xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế trọng điểm về công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp chế biến sản phẩm từ dầu mỏ trên cơ sở rà soát và quy hoạch lại khu kinh tế Dung Quất và Chu Lai. Xây dựng quy chế đặc thù Phát triển vùng kinh tế Chu Lai - Dung Quất, làm trung tâm công nghiệp - cảng biển (logistics) - đô thị biển của vùng duyên hải miền Trung. Cần gắn kết 2 khu kinh tế này trong tổng thể phát triển, không bị chia cắt bởi hành chính địa phương; (6) đề nghị Chính phủ, giao cho Bộ Giao thông Vận tải chủ trì cùng với Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung phối hợp cùng các địa phương, các bộ ngành khác rà soát quy hoạch chiến lược hệ thống hạ tầng của Vùng, làm rõ theo chức năng, không chồng chéo, không xung đột lợi ích, nhất là không dàn trải đầu tư kém hiệu quả, phân tán nguồn lực về: cảng biển, đường giao thông, sân bay của Vùng. Xây dựng cơ chế điều phối Vùng trong việc đầu tư sân bay, cảng biển và giao thông kết nối Vùng nhằm tránh phân tán nguồn lực (kể cả kêu gọi đầu tư tư nhân) và gắn kết giữa cảng biển với hệ thống tổ chức logistics, các khu công nghiệp trong Vùng; (7) đề nghị Chính phủ đặt mục tiêu ưu tiên xây dựng tuyến đường ven biển xuyên suốt toàn vùng. Đây là tuyến đường chiến lược về kinh tế và quốc phòng, gắn với con đường này sẽ quy hoạch xây dựng các đô thị ven biển, hình thành “mặt tiền” của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ này trong thời gian nhanh nhất, đề nghị Chính phủ xem xét phân bố tỷ lệ “vốn mồi”, còn chủ yếu huy động bằng “cơ chế”, trong đó có chính sách khai thác quỹ đất đô thị. Cần nghiên cứu chính sách đất đai và thuế đặc biệt ưu đãi để phát triển các đô thị trong các khu kinh tế ven biển, có thể nghiên cứu một số chính sách phù hợp sẽ áp dụng trong các đặc khu hành chính - kinh tế; (8) để du lịch thực sự thành ngành kinh tế mũi nhọn theo nghị quyết của Bộ Chính trị và theo Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Chính phủ, đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung xây dựng và triển khai thực hiện “Chương trình phát triển Du lịch miền Trung trở thành ngành mũi nhọn”. Đây là địa bàn có lợi thế và có điều kiện để liên kết phát triển từ các “điểm du lịch” sang “Vùng du lịch”, xây dựng “thương hiệu điểm đến” chung cho cả Vùng; (9) đề nghị ưu tiên xây dựng Trung tâm Logistics - Hậu cần biển cho vùng duyên hải miền Trung. Ưu tiên xây dựng trung tâm hậu cần nghề cá của Vùng (quy hoạch ở Khánh Hòa) và tạo điều kiện để xây dựng một số cảng cá địa phương thành trung tâm hậu cần nghề cá của tỉnh, gắn với công nghiệp chế biến và tổ chức lại đời sống của ngư dân ở các “làng chài”. Việc đầu tư các khu neo đậu tránh bão của tàu thuyền với nguồn vốn nhỏ giọt thiếu tập trung đang rất bức xúc. Các khu hậu cần nghề cá ở quy mô địa phương phần lớn vẫn nằm trên quy hoạch, chưa có nguồn vốn đầu tư hoặc cơ chế huy động vốn đầu tư; (10) đối với mô hình tổ chức Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung, đề nghị Chính phủ hoặc Bộ Nội vụ ra quyết định công nhận Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung là một tổ chức hoạt động theo quy chế hội (theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010). Đây là phương án nâng cấp Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung hiện nay thành tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động theo khung pháp lý của hội, đoàn hiện nay nhằm triển khai thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối liên kết vùng duyên hải miền Trung (nội dung này có Đề án riêng đã trình Thủ tướng và Bộ Nội vụ cuối năm 2016).

Tại buổi làm việc, các đại biểu tham gia ý kiến đồng tình với những kiến nghị mà Ban điều phối vùng kiến nghị đến Thủ tướng. Chủ nhiệm ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc Hội Nguyễn Đức Hải rất ủng hộ phát triển tuyến đường biển chung của 9 tỉnh trong vùng. Đối với kiến nghị thứ 6 của Ban điều phối, ông Hải cho rằng muốn xây dựng cảng, sân bay cần phải căn cứ vào thực tế là năng lực sử dụng được dùng đến đâu, chứ xây dựng mà không khai thác hết sẽ lãng phí.

Tìm giải pháp đưa kinh tế vùng Duyên hải miền Trung phát triển
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ: Cần thiết và sớm hoàn thành tuyến đường cao tốc xuyên suốt 9 địa phương trong Vùng

Nhiều đại biểu tham dự buổi làm việc cũng cho rằng cần phải thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng để thuận lợi cho việc giao thương, phát triển kinh tế. Theo Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, 9 tỉnh duyên hải miền Trung có điều kiện tự nhiên gần giống nhau, nhưng hầu hết lại là các tỉnh nghèo, nguồn lực ít ỏi, trong khi ngân sách trung ương có hạn. Việc liên kết phát triển giữa các địa phương giống như 1 trò chơi lắp ghép của trẻ em, nếu biết cách ghép sẽ ra hình hài rõ nét, nhưng nếu lắp không đúng sẽ lộn xộn, có khi phản tác dụng. Ông Thơ cho rằng, hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết phát triển kinh tế các tỉnh duyên hải miền Trung.

Theo Phó ban Kinh tế Trung ương Ngô Đông Hải, các kiến nghị đều có liên quan hướng đến phát triển kinh tế biển. Đây là thế mạnh của miền Trung và là hướng phát triển rất đúng đắn. Tuy nhiên, nên xem xét gộp các kiến nghị lại bởi xét cho cùng phát triển du lịch biển hay hậu cần nghề các cũng thuộc về phát triển kinh tế biển.

Tìm giải pháp đưa kinh tế vùng Duyên hải miền Trung phát triển
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng: Khu kinh tế Dung Quất và Chu Lai sẽ tạo sự lan tỏa và là đòn bẩy cho công nghiệp toàn Vùng phát triển

Đối với kiến nghị liên quan đến ngành Công Thương (kiến nghị thứ 5), Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, trong thời gian qua Khu kinh tế Dung Quất và Khu kinh tế mở Chu Lai đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ, thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn, các doanh nghiệp tại 2 khu công nghiệp hoạt động có hiệu quả. Về lâu dài, 2 Khu kinh tế sẽ là nòng cốt để phát triển hạ tầng kinh tế của cả Vùng, là đòn bẩy tạo sự lan tỏa cho cả khu vực. Cả hai khu kinh tế đều có lợi thế ở cảng nước sâu, có hạ tầng giao thông tương đối tốt, vị trí của 2 khu kinh tế tương đối gần nhau có thể hỗ trợ nhau phát triển. Trong thời gian tới, Quảng Ngãi định hướng sẽ xây dựng trung tâm chế biến dầu khí khu vực miền Trung với nòng cốt là nhà máy lọc dầu Dung Quất. Nhà máy này dự kiến sẽ được mở rộng với công suất lớn hơn rất nhiều so với hiện tại và mở rộng sử dụng nhiên liệu khí của mỏ Cá Voi Xanh và sản xuất nhiều sản phẩm hơn từ dầu khí. Khi trung tâm hình thành, sẽ kéo theo dịch vụ hậu cần dầu khí phát triển. Đối với khu kinh tế mở Chu Lai, việc Thaco Trường Hải liên tục mở rộng các lĩnh vực hoạt động sẽ tạo điều kiện kéo theo công nghiệp hỗ trợ phát triển. Chính những điều này sẽ hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển kinh tế của 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng như có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Vùng.

Tìm giải pháp đưa kinh tế vùng Duyên hải miền Trung phát triển
Trưởng ban Điều phối Vùng Duyên hải miền Trung Lê Thanh Quang mong muốn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn nữa để thúc đẩy kinh tế Vùng phát triển

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Điều phối Vùng Duyên hải miền Trung Lê Thanh Quang đại diện cho các tỉnh thuộc Vùng mong muốn trong thời gian tới sẽ có những cơ chế thuận lợi, thông thoáng hơn để hỗ trợ thuận lợi cho việc liên kết phát triển kinh tế giữa các địa phương trong vùng.

Tại buổi làm việc, đại diện Ban điều phối Vùng chính thức mời thêm tỉnh Quảng Trị tham gia vào Vùng để cùng liên kết phát triển.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Được thành lập từ năm 2019 nhưng đến nay Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc (Thanh Hóa) đang chậm tiến độ kéo dài vì vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hữu Lũng Đinh Đức Chính được điều động, bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Tại Đồng Nai, nắng nóng kéo dài khiến lượng tiêu thụ điện cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh liên tục theo đà tăng.
Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định đã đăng ký 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Bắc năm 2024.
Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức người và sức của, chi viện cho các mặt trận, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Trong Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương này sẽ thực hiện nhiều dự án trọng điểm.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.
Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 6/5, tỉnh Bắc Ninh đã công bố các quyết định về điều động, bổ nhiệm đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Huyện ủy Yên Phong.
Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Tại Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, người dân có thể "thả ga" mua sắm tại hàng chục gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP được bày bán.
Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

UBND TP. Hà Nội dự kiến tổ chức Triển lãm: Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của TP. Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024).
Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các đơn vị liên quan trong tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên đã gửi thư cảm ơn tới Báo Công Thương vì đã góp phần tích cực trong quảng bá về Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Sáng nay (6/5), Liên đoàn Lao động tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến nhân Tháng Công nhân năm 2024.
Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Sáng ngày 6/5/2024, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ khai mạc “Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Dự án Thành phần 1 - Đường ven biển Quảng Bình hiện nay đang gặp một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đặc biệt là mặt bằng bị ngắt quãng.
Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Nhằm hướng về đoàn viên, chăm lo tốt cho người lao động, tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận thành phố Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính) là đô thị loại II.
Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Chuỗi giá trị về mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp mà Hùng Nhơn xây dựng tại Tây Ninh ước tính có giá trị doanh thu đến 5 tỷ USD vào năm 2030.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.
Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Lạng Sơn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt các dự án trọng điểm.
Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động