Thứ bảy 03/05/2025 10:35

“Tiêu dùng Tết thông thái”: Giúp người tiêu dùng phân biệt hàng thật - hàng giả

Tiếp nối thành công từ sự kiện Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, ngày 28/11/2021, trong những ngày cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tiếp tục tổ chức sự kiện Trưng bày Nhận diện hàng thật - hàng vi phạm về các sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 với chủ đề “Tiêu dùng Tết thông thái”.

Sự kiện nhằm cung cấp thông tin, cách nhận biết để người tiêu dùng, khách tham quan nhận diện được các dấu hiệu hàng thật, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng lậu... của một số sản phẩm, thực phẩm có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp cuối năm như: Bánh kẹo, thuốc lá, rượu bia, nước giải khát, thực phẩm...

Ngoài ra, sự kiện còn hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc mua các sản phẩm chính hàng, rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng với cơ quan quản lý nhà nước trong ngăn chặn, phát hiện, xử lý các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường.

Qua sự kiện này, người tiêu dùng cũng như khách tham quan sẽ biết đến nhiều hơn các địa chỉ bán hàng uy tín, chính hãng, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái của một số sản phẩm.

Có trên 400 sản phẩm là rượu, bánh kẹo, thuốc lá, túi xách, đồng hồ, pháo... được trưng bày tại sự kiện

Sản phẩm “đinh” được trưng bày, giới thiệu trong Chương trình lần này là rượu. Từ sản phẩm nhập khẩu đến các sản phẩm sản xuất trong nước như: Chivas, Ballantine’s, rượu mao đài, các sản phẩm rượu của Công ty CP Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico)... Trong số các sản phẩm rượu trưng bày, có hàng thật, hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...

Bà Vũ Thị Minh Ngọc - Quyền Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính (Tổng cục QLTT) - cho biết, thời gian vừa qua, lực lượng QLTT cả nước đã phát hiện tạm giữ, tịch thu một số sản phẩm liên quan đến mặt hàng tiêu dùng phục vụ bà con trong dịp Tết Nguyên đán như: rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo... Phòng trưng bày Nhận diện hàng thật - hàng vi phạm với chủ đề “Tiêu dùng Tết thông thái” tập trung giới thiệu mặt hàng rượu thật, rượu vi phạm và đưa ra những thông tin nhận biết để người tiêu dùng lựa chọn, phòng tránh.

Đơn cử như đối với rượu nhập lậu, đây là hàng hóa không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, hàng hóa không có nhãn phụ, không có tem nhập khẩu. Đặc biệt, nhiều sản phẩm rượu tạm giữ, tịch thu có vỏ chai là hàng thật, chính hãng nhưng ruột lại là hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng.

Thủ đoạn này rất tinh vi, đánh lừa người tiêu dùng. Nhiều cửa hàng bán hàng trôi nổi, không tem mác nhưng giới thiệu đây là hàng xách tay, đánh vào thị hiếu, tâm lý của người tiêu dùng “thích hàng ngoại”. Do vậy, người tiêu dùng cần hết sức thận trọng khi mua hàng xách tay” - bà Vũ Thị Minh Ngọc khuyến cáo.

Cán bộ Quản lý thị trường chia sẻ cách nhận diện hàng thật, hàng giả, hàng lậu

Có mặt tại sự kiện, anh Minh Hoàng (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, sự kiện là hoạt động rất thiết thực, ý nghĩa, nhất là trong những ngày cuối năm, khi nhu cầu mua sắm phục vụ Tết của người dân tăng cao. Sản phẩm trưng bày tại sự kiện rất phong phú, đa dạng. Nhiều sản phẩm bị làm giả một cách tinh vi, rất khó phát hiện nếu không có sự tư vấn, giới thiệu của cơ quan chức năng cũng như chủ doanh nghiệp.

Hàng giả, hàng nhái có nhiều trên thị trường, có giai đoạn kinh tế chưa tốt, tôi đã từng sử dụng hàng fake 1, fake 2 như quần áo, giày dép tuy nhiên sau khi kinh tế khá giả hơn, bản thân thấy sử dụng hàng thật chất lượng hơn hẳn và thời gian sử dụng cũng bền lâu hơn. Sau đó không sử dụng hàng fake nữa” – anh Minh Hoàng chia sẻ.

Ở góc khác, chị Hoài Thu (Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm) nhìn nhận, sự kiện giúp ích rất lớn cho người tiêu dùng trong việc chọn mua các sản phẩm, thực phẩm phục vụ Tết an toàn, chất lượng. Với sản phẩm bánh kẹo, mứt Tết, nếu mua ở cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống, bằng cảm quan, chúng tôi không thể phân biệt được hàng đủ chất lượng hay hàng vi phạm. Sự kiện này cung cấp thêm nhiều kiến thức phân biệt hàng thật, hàng giả cho những người tiêu dùng làm nội trợ như chúng tôi.

Cũng tại sự kiện, sản phẩm giới thiệu tại Chương trình “Nhận diện hàng thật - hàng giả về các sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022” còn có các sản phẩm thực phẩm, túi xách, ví, nước hoa... Bên cạnh sản phẩm đến từ doanh nghiệp, các sản phẩm trưng bày, giới thiệu tại Chương trình còn có sản phẩm vi phạm, được nhiều Cục QLTT địa phương thu giữ, xử lý.

Thu Phương - Bùi Hùng
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Cục trưởng Trần Hữu Linh nêu thủ đoạn mới của đối tượng sản xuất sữa, thuốc giả

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Hải quan siết chặt quản lý nhập khẩu khí N2O

Cảnh báo về ma túy Fentanyl, Hải quan siết chặt kiểm tra

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng

Hải Phòng: Tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp nhận lực lượng quản lý thị trường từ Bộ Công Thương

Hải quan Việt Nam đẩy mạnh chống buôn lậu rác thải nguy hại