Thứ ba 22/04/2025 21:53

Tiếp tục cảnh báo về việc dùng hình ảnh bác sĩ để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo tình trạng sử dụng hình ảnh, danh nghĩa bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Theo Cục An toàn thực phẩm, hiện nay, trên một số trang mạng xã hội đang có tình trạng sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu lầm cho người sử dụng.

Cảnh báo về việc dùng hình ảnh bác sĩ để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Đơn cử như một sản phẩm chữa bệnh gắn với trang website của Bệnh viện Bạch Mai, lấy hình ảnh của GS. BS Nguyễn Lân Việt hay mạo danh Bộ trưởng Bộ Y tế để quảng cáo và bán tràn lan trên mạng xã hội, khiến nhiều người lầm tưởng. Bên cạnh đó còn có hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng có công dụng như thuốc chữa bệnh, quảng cáo quá mức, thổi phồng như thần dược, thậm chí phản khoa học. Nhưng hình thức quảng cáo lại ngày càng phổ biến, nhất là trên các trang mạng xã hội Facebook, Youtube, Zalo khiến cho nhiều người vẫn bị lừa, dẫn đến tiền mất tật mang.

Nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng hình ảnh của các bác sĩ, dược sĩ có uy tín đã nghỉ hưu tạo niềm tin cho người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm tiếp tục cảnh báo về việc dùng hình ảnh bác sĩ để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Theo đó, không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, Cục Cục An toàn thực phẩm cũng cảnh báo: Không có bất kì thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào được phép ghi công dụng “điều trị bệnh”. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

Người tiêu dùng cần đọc kỹ nhãn sản phẩm: Trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có dòng chữ: “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng, đối tượng, liều dùng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe; chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng.

Khi mua, nhận sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Thực phẩm chức năng

Tin cùng chuyên mục

Nơi thức tỉnh vẻ đẹp và tâm hồn bắt đầu từ sự thư giãn: Éclat toả sáng từ bên trong

Giải mã lý do người trẻ vẫn chưa muốn mua nhà

Tra cứu 'phạt nguội' tại chỗ: Giải pháp tránh ùn ứ

Hành khách khổ vì delay, Cục Hàng không đề xuất sửa luật, tăng mức bồi thường

Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất

Vietcombank tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 4 cầu giao thông nông thôn tại Bến Tre

Vé máy bay đang đắt, đừng bị lừa bởi bẫy giá rẻ

Hà Nội: Cháy nhà cao tầng cạnh trường học, phải sơ tán nhiều học sinh

Agribank tri ân các cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975

Thời tiết hôm nay 22/4: Bắc Bộ nắng nóng gay gắt

Thời tiết biển hôm nay 22/4/2025: Bắc Biển Đông không mưa

TP. Hồ Chí Minh cờ hoa rực rỡ mừng đại lễ 30/4

Quy trình cung cấp và quản lý viện trợ cho nước ngoài

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chuẩn bị đón đại lễ 30/4

'Tinh hoa trái cây Việt' sắp được trưng bày tại Hà Nội

Đảng bộ Lữ đoàn 126 dẫn dắt xây dựng lực lượng tinh nhuệ

Đăng ký thi tốt nghiệp: Cuộc 'cân não' trước ngưỡng cửa đại học

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

BOT thua lỗ: Bộ Xây dựng đề xuất rót vốn gỡ khó