Thứ tư 13/11/2024 02:43

Tiếp thị sữa công thức sai lệch: Trách nhiệm thuộc về ai?

Thông qua hội nghị, hội thảo, nhiều đơn vị đã sử dụng hình ảnh tuyên bố sai lệch khoa học cho rằng: Sữa công thức gần bằng hoặc tốt hơn sữa mẹ...

Không nguồn thức ăn nào thay thế được sữa mẹ

Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh: Chỉ có sữa mẹ mới đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ…

Trong sữa mẹ, nguồn sữa non lúc mới sinh được ví là vắc xin và năng lượng quý giá, giúp các bé tránh nhiễm trùng do hít phải nước ối, chống được đói rét… Vì vậy, bác sĩ luôn khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ bú sớm 30 phút hoặc 1 giờ đầu sau sinh.

Nhiều sản phẩm sữa công thức tiếp thị sai lệch. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé mà còn mang lại lợi ích kinh tế lớn, nhờ tiết kiệm được khoản chi phí để mua sữa ngoài.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đều khuyến nghị nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Phát biểu tại sự kiện "Cùng hành động để hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc", do Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tại Việt Nam và WHO tổ chức ngày 7/8, bà Rana Flowers - Trưởng đại diện UNICEF Việt Nam nhấn mạnh: Việc nuôi con bằng sữa mẹ bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các bệnh nhiễm khuẩn đe dọa đến tính mạng, hỗ trợ sự phát triển trí não khỏe mạnh ở trẻ, ngăn ngừa bệnh mãn tính ở trẻ nhỏ và mẹ. Tất cả những điều đó giúp làm giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, trong báo cáo toàn cầu mới đây của WHO tiết lộ: Nhiều chiến lược tiếp thị sữa công thức sai lệch ở Việt Nam, trong đó thường bao gồm những tuyên bố không có đủ căn cứ khoa học như sữa công thức có thể cải thiện chiều cao, cân nặng hoặc sự phát triển trí não của trẻ. Điều này khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Đáng lo ngại hơn, thông qua những hội nghị, hội thảo, nhiều đơn vị đã sử dụng hình ảnh tuyên bố sai lệch khoa học cho rằng sữa công thức gần bằng hoặc tốt hơn sữa mẹ, bao gồm dưỡng chất HMO và DHA.

Các chuyên gia dinh dưỡng phân tích: HMO (Human Milk Oligosaccharide) - đại dưỡng chất nhiều thứ ba có trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và carbohydrate, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Còn DHA (Acid docosahexaenoic) là một acid béo không no thuộc nhóm omega-3. DHA là thành phần của các tế bào thần kinh, chiếm tỷ lệ 90% và tập trung trong chất xám của não ảnh hưởng đến sự thông minh và gần 60% trong võng mạc ảnh hưởng đến thị lực.

Lỗi không nhỏ của ngành y tế

TS. Juliawati Untoro - Trưởng nhóm dinh dưỡng WHO khu vực Tây Thái Bình Dương chia sẻ: Theo khảo sát, các cán bộ y tế ở Việt Nam, Morocco và Nigeria (khối y tế công và tư nhân) có sự liên hệ với công ty sữa công thức, họ nhận được các ưu đãi như hoa hồng, tài trợ cho nghiên cứu, hàng hóa, quà tặng…

Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/NĐCP-2014 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/3/2015, là cơ sở pháp lý cho việc cấm quảng cáo, giới thiệu, gợi ý bán bình sữa và sữa công thức cho trẻ nhỏ dưới 24 tháng. Nhưng đến nay, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là việc hãng sữa chi mạnh tay cho quảng cáo tiếp thị trá hình. Còn tình trạng nhân viên y tế cung cấp cho hãng sữa thông tin của các mẹ bầu và nuôi con nhỏ, bởi vậy các hãng sữa vẫn đang dễ dàng gửi đi thông điệp quảng cáo và chương trình tiếp thị đến tận tay người tiêu dùng...

TS. Juliawati Untoro cho biết thêm: Có tới 82% bà mẹ biết về sữa công thức giai đoạn 2 và 96% trong đó cho rằng sữa công thức là cần thiết. Đây không phải vấn đề của riêng Việt Nam mà của nhiều quốc gia trong khu vực.

Trước thực trạng này, giới chuyên gia cho rằng, để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, cơ quan chức năng cần có những chế tài đủ mạnh để tạo sự chuyển biến thực sự, thậm chí ngăn chặn triệt để tình trạng này. Hơn thế, tự chính bản thân mỗi người mẹ cần ý thức được sự quý giá của nguồn sữa, không có gì thay thế được sữa mẹ, trừ trường hợp người mẹ bị ốm hoặc trong trường hợp cần thiết phải cách ly để đảm bảo an toàn cho con thì mới bổ sung nguồn dinh dưỡng khác.

Cùng chia sẻ vấn đến này, ông Đinh Anh Tuấn - Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) - bày tỏ, Việt Nam đã có nhiều quan tâm đến vấn đề này. Đơn cử như thời gian nghỉ thai sản của phụ nữ sinh con đã được quan tâm, từ 1 tháng lên 3 tháng và hiện nay là 6 tháng. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 66,5% trẻ em được bú mẹ đến năm 1 tuổi. Con số này qua nhiều năm không tăng trưởng. Việc thực hành bú mẹ đúng theo độ tuổi còn thấp do còn nhiều khó khăn và do sự "tiện dụng" và "tác dụng" mà sữa công thức đang tiếp cận. Chúng ta cần làm tốt hơn nữa, tạo môi trường thuận lợi cho việc nuôi con bằng sữa mẹ, để phụ nữ trong độ tuổi lao động được tạo điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ đến 2 tuổi.

Nghị định 100/2014/NĐCP ra đời mang ý nghĩa lớn đối với mục tiêu nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam hiện chỉ ở mức 19,2%, thấp hơn so với Lào (40%), Campuchia (65%) và đang nằm trong nhóm thấp nhất thế giới, thì đây là vấn đề đáng báo động trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Tin cùng chuyên mục

New Zealand công bố học bổng chính phủ mới dành cho học sinh Việt Nam

Chủ tịch Hà Nội chung vui với người dân quận Hoàn Kiếm trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Công bố tình huống khẩn cấp trên 4 tuyến quốc lộ thuộc tỉnh Hà Giang

Bộ Quốc phòng: Thưởng gấp 8 lần lương cơ sở cho quân nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng họp phiên cuối năm

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

Nhân sự 11/11: Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Quốc phòng, tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay 12/11: Bão số 8 vào Biển Đông; Trung Bộ, Tây Nguyên mưa dông lớn

Dự báo thời tiết biển hôm nay 12/11/2024: Vùng gần tâm bão số 8 Toraji, mưa bão, biển động rất mạnh

Tin bão mới nhất 12/11: Bão Toraji cơn bão số 8 trên Biển Đông suy yếu nhanh trong 2 ngày tới

Tuyên Quang: Công khai danh sách các doanh nghiệp có vi phạm luật đất đai

10 tháng đã có 130.640 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Yêu cầu Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo ứng trực 24/24h trước cơn bão Yinxing

Công đoàn Công Thương tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ khu vực phía Nam

Quảng Ninh: Người dân được hưởng lợi từ nghị quyết hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Dự báo mới nhất diễn biến cơn bão số 7 Yinxing và bão Toraji, ngày mai bão Toraji giảm cường độ

Quy định mới về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54