Kiểm toán nhà nước: Nhiều bộ ngành, địa phương lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương không sát thực

Kiểm toán nhà nước cho biết, nhiều bộ, ngành, địa phương lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương chưa đảm bảo tỷ lệ, không sát thực.
Kiểm toán nhà nước ký Quy chế phối hợp với Bộ Công an Kiểm toán Nhà nước: Gắn nhiệm vụ với tinh gọn bộ máy Kiểm toán các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên

Trích lập chưa đảm bảo tỷ lệ, chưa đúng quy định

Trong báo cáo Kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn trình bày trước Quốc hội chiều 16/5 nêu, nguồn thực hiện chính sách tiền lương năm 2023 chuyển sang năm 2024 là 536.394 tỷ đồng, bao gồm ngân sách địa phương là 387.186 tỷ đồng, ngân sách trung ương 149.207,9 tỷ đồng. Kết quả kiểm toán cho thấy, tại nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn chưa thực hiện đúng theo quy định.

Một số đơn vị sự nghiệp công lập của các bộ, cơ quan trung ương chưa trích lập, trích lập nguồn cải cách tiền lương chưa đảm bảo tỷ lệ, trong đó tại nhiều Bộ, con số thực hiện chưa đúng lên tới hàng chục tỷ đồng. Bất cập đáng chú ý nữa, một số bộ, cơ quan trung ương chưa quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn cải cách tiền lương.

Đơn cử tại 01 Bộ, các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên không quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định; còn tại 01 Bộ khác, một số đơn vị chưa quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập và chưa thực hiện trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP. Trong khi đó, tại ngành khác, có đơn vị không thuộc đối tượng nhưng vẫn trích lập nguồn cải cách tiền lương.

Kiểm toán nhà nước: Nhiều bộ ngành, địa phương lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương không sát thực
Trong kiểm toán ngân sách, Kiểm toán nhà nước chú trọng kiểm toán vấn đề nguồn cải cách tiền lương tại các địa phương. Ảnh: Hồng Thoan

Tại các địa phương, một số nơi chưa rà soát hết nguồn lực khi xác định nhu cầu, dẫn đến trong năm ngân sách trung ương bổ sung song cuối năm vẫn còn dư nguồn cải cách tiền lương.

Một số nơi chưa trích lập đủ hoặc xác định nguồn cải cách tiền lương chưa phù hợp 3.528,72 tỷ đồng, vì vậy, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị phải giảm dự toán năm sau hoặc nộp trả ngân sách nhà nước tại 17/56 địa phương 959 tỷ đồng, 18/56 địa phương trích bổ sung 1.361,635 tỷ đồng, 13/56 địa phương kiến nghị theo dõi nguồn 1.208,06 tỷ đồng). Cùng với đó, 11/56 địa phương theo dõi, quản lý nguồn cải cách tiền lương chưa phù hợp 3.715,52 tỷ đồng; 18/56 địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương chi đầu tư, chi thường xuyên hoặc các nhiệm vụ khác không đúng quy định 1.389,679 tỷ đồng...

Lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương không sát thực

Theo Điều 4 Thông tư số 88/2024/TT-BTC ngày 24/12/2024 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước 2025, việc tạo lập nguồn cải cách tiền lương từ: 70% tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán; 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm hiện hành so với dự toán năm trước liền kề; 40% thu sự nghiệp, 35% thu viện phí; 10% tiết kiệm tăng thêm chi thường xuyên…

Qua thực tiễn kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đánh giá, việc phải sử dụng 70% từ nguồn tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán để tạo nguồn cải cách tiền lương song dự toán thu lại có xu hướng lập không sát khả năng thực tế, dẫn tới số tăng thu cao, nhưng chủ yếu lại sử dụng cho cải cách tiền lương, trong khi nhiều nhiệm vụ chi cần thiết, cấp bách khác, như: chi đầu tư phát triển, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo..., lại thiếu nguồn để chi.

Qua tổng hợp nguồn kinh phí cải cách tiền lương cho thấy, số dư lũy kế nguồn này tăng nhanh qua các năm (năm 2021 là 262.974 tỷ đồng, năm 2022 là 432.350 tỷ đồng, năm 2023 là 536.394 tỷ đồng) và tại Nghị quyết số 159/2024/QH15 ngày 13/11/2024 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 đã mở rộng phạm vi sử dụng nguồn cải cách tiền lương, cụ thể, với nguồn cải cách tiền lương của địa phương “cho phép địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cho các dự án kết nối...”; với nguồn cải cách tiền lương của Trung ương “cho phép từ ngày 01/7/2024 được mở rộng phạm vi để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo trợ xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và tinh giản biên chế”.

Về sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương theo các Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, 2025 cho thấy, tổng kinh phí cải cách tiền lương đã sử dụng là 185.659 tỷ đồng.

Trong đó, năm 2024, các địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang là 19.040 tỷ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng; bổ sung 55.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương vào dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024...

Năm 2025 sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương đến hết năm 2024 còn dư chuyển sang để thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng với số tiền 111.619 tỷ đồng (gồm 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương). Như vậy, đến năm 2025 nguồn cải cách tiền lương năm 2023 chuyển sang 2024 vẫn còn dư 350.735 tỷ đồng (536.394 tỷ đồng - 185.659 tỷ đồng), trong khi số dư nguồn tích lũy cải cách tiền lương nêu trên chưa bao gồm khoản phải trích tạo nguồn cải cách tiền lương các năm 2024, 2025.

Qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước kiến nghị cần nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội xem xét quyết định điều chỉnh giảm tỷ lệ trích tạo nguồn cải cách tiền lương từ số tăng thu ngân sách nhà nước (hiện nay là 70% số tăng thu so với dự toán trừ các nguồn thu sử dụng đất, xổ số kiến thiết, thu bán nhà thuộc sở hữu nhà nước…) để tập trung nguồn lực cho nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, khoa học công nghệ, chuyển đổi số và các nhiệm vụ cần thiết khác.
Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kiểm toán nhà nước

Tin mới nhất

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh xúc động đón nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng, khẳng định vinh dự càng cao, trách nhiệm càng lớn với sự nghiệp phát triển Thủ đô.
Nhà thầu thi công cao tốc chậm, Bộ Xây dựng yêu cầu chuyển việc cho đơn vị khác

Nhà thầu thi công cao tốc chậm, Bộ Xây dựng yêu cầu chuyển việc cho đơn vị khác

Trước thực trạng một số nhà thầu thi công chậm dự án cao tốc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu xem xét cắt chuyển khối lượng cho nhà thầu làm tốt hơn.
Tuyên Quang: Giải cứu hai vợ chồng lạc vào rừng xuyên đêm

Tuyên Quang: Giải cứu hai vợ chồng lạc vào rừng xuyên đêm

Công an tỉnh Tuyên Quang vừa giải cứu thành công hai vợ chồng đi bắt ốc bị lạc trong rừng sâu trong tình trạng đói khát, kiệt sức.
Bộ Xây dựng đưa kết quả truyền thông thành tiêu chí đánh giá thi đua

Bộ Xây dựng đưa kết quả truyền thông thành tiêu chí đánh giá thi đua

Bộ Xây dựng yêu cầu đưa kết quả truyền thông là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm của đơn vị và người đứng đầu.
Nghị quyết 68: Bệ phóng mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68: Bệ phóng mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW mở ra bước ngoặt chiến lược, khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, tạo bệ phóng cho doanh nghiệp bứt phá mạnh mẽ.

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thiện thể chế để thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hoàn thiện thể chế để thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Theo Phó Thủ tướng, cần phải hoàn thiện thể chế để tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tạo

Tạo 'hành lang' phát triển báo chí trong kỷ nguyên số

Hội thảo "Hoàn thiện pháp luật để báo chí phát triển trong kỷ nguyên số" đã diễn ra với nhiều ý kiến đóng góp đối với việc sửa đổi Luật Báo chí.
Lào Cai: Khuyến cáo người dân về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện

Lào Cai: Khuyến cáo người dân về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra nhiều sự cố và tai nạn điện trong dân do các hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp...
Lai Châu: Xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng, 5 người mất tích

Lai Châu: Xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng, 5 người mất tích

Tại công trường công trình Thủy điện Tả Páo Hồ 1A ở huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng khiến 4 người bị thương, 5 người mất tích.
Chỉ 6% người bán hàng đa cấp qua kiểm tra kiến thức pháp luật

Chỉ 6% người bán hàng đa cấp qua kiểm tra kiến thức pháp luật

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, trong 135 lượt kiểm tra kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp năm 2024, chỉ 8 trường hợp được cấp xác nhận, đạt khoảng 6%.
Gần 100 trường hợp cấp cứu trong Đại lễ Vesak tại Hà Nội

Gần 100 trường hợp cấp cứu trong Đại lễ Vesak tại Hà Nội

Trong những ngày tổ chức Đại lễ Vesak tại Hà Nội, tổ y tế đã cấp cứu, hỗ trợ y tế 97 trường hợp.
Đường tới đỉnh cao Olympic quốc tế của nam sinh Hà Nội

Đường tới đỉnh cao Olympic quốc tế của nam sinh Hà Nội

Trần Trung Kiên, học sinh lớp 12, giành Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev 2025 nhờ đam mê và nỗ lực bền bỉ.
Điện Biên rung chuyển bởi động đất 5.0 độ richter, cảnh báo cấp độ 2

Điện Biên rung chuyển bởi động đất 5.0 độ richter, cảnh báo cấp độ 2

Trận động đất 5.0 độ richter xảy ra tại một số điểm của tỉnh Điện Biên trưa 16/5 khiến nhiều khu vực rung lắc mạnh, cảnh báo rủi ro thiên tai cấp độ 2.
Lai Châu: Huy động trên 392 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Lai Châu: Huy động trên 392 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Trong 6 tháng triển khai, tỉnh Lai Châu đã huy động được số tiền là 392 tỷ 350 triệu đồng thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Thương mại điện tử tiếp sức sản phẩm chủ lực nông thôn mới

Thương mại điện tử tiếp sức sản phẩm chủ lực nông thôn mới

Trong chương trình nông thôn mới, thương mại điện tử trở thành công cụ hiệu quả giúp tiêu thụ sản phẩm chủ lực, mở rộng thị trường, tăng thu nhập cho người dân.
Bức thư đoạt giải Nhất Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025 có nội dung gì?

Bức thư đoạt giải Nhất Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025 có nội dung gì?

Bức thư đoạt giải Nhất quốc gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025 gửi đến đạo diễn Jame Cameron, mong muốn làm một bộ phim về lời thỉnh cầu của đại dương.
Chuyện chưa biết về ngôi nhà đặc biệt từng hai lần đón Bác Hồ

Chuyện chưa biết về ngôi nhà đặc biệt từng hai lần đón Bác Hồ

Giữa lòng Thủ đô, có một ngôi nhà nhỏ từng hai lần vinh dự đón Bác Hồ. Nơi đây lặng thầm lưu giữ ký ức thiêng liêng của non sông Việt Nam.
Thời tiết hôm nay 16/5: Hà Nội có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 16/5: Hà Nội có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 16/5, Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thời tiết biển hôm nay 16/5/2025: Vịnh Thái Lan có lốc xoáy

Thời tiết biển hôm nay 16/5/2025: Vịnh Thái Lan có lốc xoáy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 16/5/2025, Vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Báo Công Thương đoạt giải cuộc thi viết

Báo Công Thương đoạt giải cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Báo Công Thương vinh dự đoạt giải Cuộc thi viết về đề tài “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ 4 ở khối báo chí Trung ương.
Dòng người xếp hàng dài chiêm bái xá lợi Phật linh thiêng

Dòng người xếp hàng dài chiêm bái xá lợi Phật linh thiêng

Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ Ấn Độ đã được cung rước về chùa Quán Sứ (Hà Nội) để phật tử và người dân chiêm bái trong 3 ngày nhân dịp Đại lễ Vesak.
Quy định mới về chế độ trả lương dạy thêm

Quy định mới về chế độ trả lương dạy thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
Hướng dẫn mới về quản lý tài sản công sau sáp nhập

Hướng dẫn mới về quản lý tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa có công văn hướng dẫn bổ sung về việc bàn giao, quản lý, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính.
Đông đảo người dân về thăm nơi Bác Hồ từng sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh

Đông đảo người dân về thăm nơi Bác Hồ từng sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh

Căn nhà số 5 Châu Văn Liêm (quận 5, TP. Hồ Chí Minh) tuy nhỏ bé, nhưng mang ý nghĩa đặc biệt khi từng là nơi ở của Bác trước khi đi tìm đường cứu nước...
Bộ Y tế thông tin kiểm tra nhà nước về thực phẩm

Bộ Y tế thông tin kiểm tra nhà nước về thực phẩm

Các tổ chức, cá nhân gửi phản ánh về Bộ Y tế, thắc mắc về một số nội dung liên quan đến việc kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu...
Mobile VerionPhiên bản di động