Thứ năm 24/04/2025 01:49

Thương mại song phương Việt Nam - Philippines vượt 8 tỷ USD

Lần đầu tiên, xuất nhập khẩu Việt Nam - Philipines vượt 8 tỷ USD. Đây là sự tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh Việt Nam đang tìm hướng đi mới cho xuất khẩu.

Lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 8 tỷ USD

Ngày 28/12/2024, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines đã đạt trên 7,3 tỷ USD, bằng 93,6% so với kết quả đạt được trong năm 2023. Với tốc độ tăng trưởng như trên, dự báo cả năm 2024, thương mại song phương hai nước sẽ lần đầu tiên vượt mức 8 tỷ USD, đạt khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó, xuất siêu trên 3 tỷ USD.

Cụ thể, dẫn số liệu thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, tính đến hết tháng 11/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines đã chính thức vượt mức 8 tỷ USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Philippines đạt 5,758 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2023, và kim ngạch nhập khẩu đạt 2,284 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2023.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong 11 tháng đầu năm 2024 đạt 8,042 tỷ USD, trong đó, gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này. Ảnh: Huỳnh Nghĩa

"Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong 11 tháng đầu năm 2024 đạt 8,042 tỷ USD" - ông Phùng Văn Thành - Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại Philippines - thông tin và cho biết thêm, nếu cả năm 2022 Việt Nam xuất siêu 2,4 tỷ USD, năm 2023 là 2,5 tỷ USD thì chỉ trong 11 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất siêu 3,474 tỷ USD sang thị trường Philippines. Đây là sự tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh Việt Nam đang tìm những hướng đi mới cho xuất khẩu hàng hóa, giúp giảm khó khăn, áp lực cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Có thể nói, sau nhiều năm, thương mại giữa Việt Nam và Philippines với kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ ở mức khiêm tốn dưới 8 tỷ USD và chưa có những đột phá do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt là các doanh nghiệp hai phía chưa thực sự thấy được tiềm năng thị trường hai bên, trừ đối với mặt hàng gạo.

Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2022, sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc, nhận thấy Philippines là thị trường có nhiều tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng và các đồng chí lãnh đạo Bộ Công Thương, sự chỉ đạo, hỗ trợ và phối hợp tốt từ các đơn vị thuộc Bộ Công Thương như Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, sự phối hợp từ các doanh nghiệp, hiệp hội trong nước như các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cà phê…, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội Dừa…, Thương vụ Việt Nam tại Philippines đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và các sản phẩm/hàng hóa của Việt Nam tới các bạn hàng, đối tác, người tiêu dùng Philippines thông qua các hội trợ, triển lãm và hoạt động tuần hàng hay hội nghị, hội thảo giới thiệu, xúc tiến thương mại hai phía.

Thông qua những hoạt động giới thiệu, quảng bá nêu trên cùng với sự “thiện chí” trong công tác xúc tiến thương mại của Thương vụ Việt Nam tại Philippines, đã từng bước giúp cho cộng đồng doanh nghiệp hai phía vượt qua những “định kiến” mang tính ý thức hệ để từ đó cởi trói, khơi thông và là tiền đề cho các kế hoạch đầu tư, thương mại lớn hơn của doanh nghiệp hai nước.

Không chỉ các doanh nghiệp Philiippines mà cả các doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn khám phá tiềm năng, thâm nhập và đầu tư vào thị trường hai bên. Đặc biệt, Tập đoàn VinGroup trước đây không có ý tưởng và chưa có kế hoạch khai phá thị trường Philippine, nhưng sau khi được Thương vụ Việt Nam tại Philippines thông tin về tiềm năng thị trường và những thuận lợi, khó khăn đã quyết định lấy Philippines làm thị trường trọng tâm trong Asean, khai mở thị trường xe điện và dịch vụ taxi tại Philippines.

Ngoài ra, việc mở lại đường bay thẳng từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đi Manila, Philippines của Vietnam Airline với sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Philippines cũng sẽ góp phần làm thuận lợi hơn cho các thương nhân và doanh nghiệp hai phía.

Xuất khẩu gạo - điểm sáng trong bức tranh thương mại

Đóng góp vào sự tăng trưởng ấn tượng của kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Philippines trong 11 tháng đầu năm 2024, đầu tiên phải kể đến là mặt hàng gạo.

11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng 57,2% so với cùng kỳ năm 2023. Một số mặt hàng khác có kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường Philippines sau 11 tháng đầu năm 2024 bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt gần 360 triệu USD; clanker và xi măng đạt gần 300 triệu USD; cà phê đạt trên 250 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện đạt gần 206 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt trên 182 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 176 triệu USD; hàng dệt may đạt trên 123 triệu USD...

Các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 50 triệu USD đến dưới 100 triệu USD bao gồm thủy sản đạt trên 98 triệu USD; giầy dép các loại đạt trên 97 triệu USD; sắt, thép các loại đạt trên 93 triệu USD; hóa chất đạt gần 74 triệu USD; sản phẩm từ sắt thép đạt gần 64 triệu USD; sản phẩm từ chất dẻo đạt trên 62 triệu USD; xơ, sợi diệt các loại đạt trên 75 triệu USD; dây điện và dây cáp điện đạt gần 60 triệu USD.

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sau 11 tháng năm 2024 tăng so với cùng ký năm trước bao gồm cà phê tăng 86%; hạt tiêu tăng 40,1%; chất dẻo nguyên liệu tăng 63,87%; phân bón các loại tăng 73%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 64,8%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 40,8%; sản phẩm từ sắt thép tăng 84,3%.

Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn từ thị trường Philippine sau 11 tháng đầu năm 2024 bao gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt trên 1,43 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt gần 254 triệu USD; kim loại thường đạt trên 148 triệu USD; dây điện và dây cáp điện đạt gần 87 triệu USD và hàng thủy sản đạt trên 35 triệu USD. Các mặt hàng còn lại đều có kim ngạch nhập khẩu nhỏ.

Kết quả tích cực này cùng với các hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai bên không ngừng tăng cao trong tháng cuối cùng của năm cho thấy, dự báo, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 đạt khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó, xuất siêu trên 3 tỷ USD hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.

Hai nước Việt Nam - Philippines thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1976. Năm 2015, hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Gần 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước gặt hái được những kết quả tốt đẹp trên nhiều mặt, từ hợp tác chính trị, kinh tế, giao lưu nhân dân, đem lại lợi ích thiết thực cho hai nước và góp phần cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực...
Phú Thành
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/4: Nga dội tên lửa ồ ạt vào Kherson, Ukraine rút khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4: Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn khỏi Oleshnya

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4: Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk

FTA Index cần sự chung tay từ Trung ương đến địa phương

Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 21/4: Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk

Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod

Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4: 'Giảng viên' NATO thiệt mạng ở Sumy

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Cà Mau: Từ chỉ số FTA Index đến tư duy hành động

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ tham gia kết nối thị trường

FTA: Cú hích tăng tốc cho Hàn Quốc, Nhật Bản - Việt Nam đã sẵn sàng?

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/4: Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk