Thứ năm 19/12/2024 09:17

Thực thi Hiệp định tài chính Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam-EU

Ngày 10/5, phiên họp lần thứ nhất và lễ ra mắt Ban chỉ đạo "Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam - EU" (SETP) diễn ra tại Hà Nội.

Phiên họp với sự tham dự của Đại sứ Liên minh châu Âu, ông Giorgio Aliberti và Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đặng Hoàng An đã chính thức khởi động các hoạt động của chương trình.

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh “Năm 2021 tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc COP26 tổ chức tại Glasgow (Vương quốc Anh) Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã công bố hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Hiện nay Chính phủ Việt Nam đã lập Ban chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban để thực hiện các mục tiêu tuyên bố tại Hội nghị COP26, trong đó chuyển đổi năng lượng bền vững là nhiệm vụ trọng yếu do lĩnh vực năng lượng chiếm đến 70% phát thải khí nhà kính”.

Họp Ban Chỉ đạo lần thứ nhất Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam - EU

Đại sứ Giorgio Aliberti cũng khẳng định “Liên minh châu Âu duy trì đầy đủ cam kết với Thỏa thuận Paris và đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Với những cam kết đầy tham vọng của Chính phủ Việt Nam về biến đổi khí hậu tại COP26 nhằm đạt được mức phát thải ròng các bon bằng 0 vào năm 2050 và kêu gọi sự hỗ trợ quốc tế, EU đã cung cấp một khoản tài trợ mới, rất đáng kể trị giá 142 triệu EUR để thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả. Hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng bền vững vẫn ở vị trí cao trong chương trình nghị sự của EU dựa trên nhu cầu cùng nhau chống lại biến đổi khí hậu và kinh nghiệm vững chắc của EU trong quá trình chuyển đổi năng lượng”.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An

Nối tiếp thành công của Chương trình hỗ trợ chính sách ngành năng lượng Việt Nam - EU (ESPSP) trị giá 108 triệu Euro do Liên minh châu Âu tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam trong giai đoạn 2018-2021, ngày 31 tháng 12 năm 2021, Hiệp định tài chính Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam – EU đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký kết với người đại diện của Liên minh châu Âu.

Đại sứ Liên minh châu Âu - ông Giorgio Aliberti

Chương trình SETP, với khoản viện trợ ODA không hoàn lại trị giá 142 triệu Euro khẳng định sự hợp tác chặt chẽ và cam kết lâu dài của EU cho mục tiêu chuyển đổi năng lượng bền vững của Việt Nam hướng đến phát thải bằng 0 vào năm 2050. Nguồn ODA của Chương trình sẽ góp phần hỗ trợ Việt Nam triển khai các nhiệm vụ thuộc: (i) Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (VNEEP3); (ii) Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo (REDS); (iii) Hệ thống thông tin năng lượng Việt Nam (VEIS).

Hiệp định này cũng hướng tới sự hợp tác toàn diện và bền vững giữa Việt Nam và EU. Phía EU cam kết chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ giải quyết các thách thức mà Việt Nam gặp phải trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Chương SETP là hỗ trợ cuối cùng trong lĩnh vực trọng tâm là năng lượng bền vững của chương trình hỗ trợ đa niên (MIP) cho Việt Nam trong giai đoạn 2014-2020.

Hiệp định tài chính Chương trình SETP được ký kết vào thời điểm Liên minh châu Âu phê duyệt Chương trình hỗ trợ đa niên Việt Nam - EU, giai đoạn 2021-2027, với khoản tài chính dự kiến 210 triệu Euro viện trợ không hoàn lại cho giai đoạn 2021-2024, trong đó phát triển các bon thấp là một lĩnh vực ưu tiên. Liên minh châu Âu và Việt Nam cùng mong muốn tiếp tục hợp tác và phát huy hết tiềm năng của hai bên để đi đến sự thành công của chương trình.

Đình Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành

EVNNPT tăng cường khả năng truyền tải điện cho nhiều tỉnh miền Trung - Nam

Hội nghị Người lao động EVNGENCO2 năm 2024: Phát huy quyền dân chủ của người lao động

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Đánh thức giấc mơ 'ngủ đông' điện hạt nhân: Bài 5 - Xây dựng nguồn nhân lực tự chủ - cách nào?

Yên Bái: Đốc thúc tiến độ khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Bộ Công Thương và EU làm việc tại Cần Thơ, Trà Vinh về phát triển năng lượng

Công nghệ phát điện linh hoạt có thể tiết kiệm 65 nghìn tỷ Euro vào năm 2050

Lễ ký hợp đồng EPC dự án cấp điện từ lưới điện Quốc gia cho huyện Côn Đảo