Thứ sáu 09/05/2025 22:48

Thúc đẩy tương lai của điện khí LNG tại Việt Nam với tuabin khí thế hệ H của GE

Khi điện than không còn là trọng tâm trong chính sách của Chính phủ, ngành năng lượng Việt Nam đang sử dụng khí LNG thay dần cho nhiên liệu hóa thạch, hướng tới sử dụng nhiên liệu tái tạo. Là một đối tác quan trọng với nhiều kinh nghiệm thực tiễn, GE sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu này.

Điện khí LNG ngày một nhận được sự quan tâm ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam, theo báo cáo của Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA), ngành điện Việt Nam đang được chứng kiến một làn sóng các nhà đầu tư bày tỏ quan tâm chưa từng có trong lịch sử. Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, việc có 24 dự án điện khí LNG được ghi trong Dự thảo Quy hoạch điện VIII nếu được thông qua sẽ dẫn tới việc các nhà máy phủ kín dọc theo suốt chiều dài bờ biển Việt Nam và các nhà máy sẽ theo cùng một cấu hình; “một trung tâm điện lực (nhà máy điện) + một kho cảng nhập LNG và tái hóa khí.”

Tuy nhiên, trên thực tế, dù LNG có thể là giải pháp vượt trội hơn so với các nguồn nhiên liệu hóa thạch khác cả về hiệu suất và giảm phát thải CO2, cả hai lợi thế cạnh tranh này lại phụ thuộc nhiều vào công nghệ. Trong bối cảnh đó, các tuabin thế hệ H đã được kiểm chứng của GE là giải pháp phù hợp để phát triển các nguồn nhiên liệu thay thế như LNG, có thể hỗ trợ cho năng lượng tái tạo và cắt giảm phát thải khí nhà kính một cách hiệu quả.

Tuabin 9HA của GE

Tuabin linh hoạt 9HA của GE với khả năng hỗ trợ sản xuất năng lượng sạch và ổn định hơn từ các nhiên liệu thay thế là một công nghệ như vậy. Thế hệ tuabin mới nhất của GE cho phép chi phí vốn thấp rõ rệt, chuyển đổi nhiên liệu dễ dàng và tuổi thọ động cơ cao.

Lượng khí thải CO2 toàn cầu vẫn đang tăng lên trong khi năng lượng tái tạo lại không ổn định do thời tiết. Sự gia tăng nhanh chóng của các nhà máy nhiệt điện khí LNG sẽ mang đến nguồn điện chủ yếu bổ sung cho lưới điện và đáp ứng nhu cầu điện của Việt Nam. Trong đó, các tuabin 9HA của GE có khả năng giảm khí nhà kính – nhân tố quan trọng được quy định cho lĩnh vực năng lượng.

Theo dự tính của GE Power, đã có 24 các dự án LNG đã được lên kế hoạch ở Châu Á – Thái Bình Dương. Nhu cầu dự kiến về hiệu quả của nhà máy tích hợp LNG là 60 triệu tấn một năm. Đặc biệt, sản lượng tính đến năm 2025 của các dự án đã lên kế hoạch là 23 GW, con số này dự kiến sẽ tăng lên 84 GW vào năm 2035.

Tiềm năng của LNG là không thể phủ nhận cho dù có những vấn đề về thủ tục, nhập khẩu, và đàm phán PPA khiến cho quá trình đưa LNG vào các nhà máy nhiệt điện chậm. Khi được dùng với các tuabin phù hợp, LNG được kỳ vọng sẽ dẫn đầu trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam, đáp ứng một phần lớn công suất điện theo nhu cầu dự kiến vào năm 2030.

Bài viết cùng chủ đề: Điện khí LNG

Tin cùng chuyên mục

Tính giá điện: Cần bỏ tình trạng mua cao, bán thấp

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá điện chất thải năm 2025

Khung giá cho thuỷ điện tích năng năm 2025

Cơ chế mới về điện lực tạo hành lang pháp lý cho đầu tư tư nhân

Thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Những vấn đề lớn nào cần lưu ý?

Lào Cai: Khách hàng đồng hành cùng chương trình DR

Không để sự cố lưới truyền tải điện cao điểm mùa khô 2025

Khoảnh khắc cùng cán bộ vận hành hệ thống điện trực 30/4

Ngành điện phía Nam đảm bảo điện cho đại lễ 30/4

Trắng đêm của kỹ sư vận hành hệ thống điện miền Nam

EVNSPC: Dấu ấn 50 công trình điện mừng ngày Giải phóng miền Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tê liệt vì sự cố mất điện

Đảng bộ EVNNPT bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế mới

EVNNPT đóng điện nhiều công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ và ngày thống nhất đất nước

Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Toàn văn Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Nỗ lực ngày đêm đưa đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên về đích

EVNSPC đưa vào vận hành nhiều công trình dịp kỷ niệm 30/4

PC Lào Cai trực 24/24 giờ để đảm bảo điện dịp Lễ 30/4 - 1/5