Thứ ba 26/11/2024 20:32

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Với xu hướng phát triển kinh tế xanh, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu Net Zero bằng cách kết hợp công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và thúc đẩy tài chính xanh

Sáng 26/11, Báo điện tử VOV tổ chức "Diễn đàn kinh tế xanh: Phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu". Diễn đàn nhằm cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế xanh hướng đến sự ổn định, bền vững, thịnh vượng của đất nước, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp.

Tại đây, nhà khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng cùng thảo luận, trao đổi thông tin và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân, cộng đồng về vai trò, ý nghĩa cũng như những thách thức khó khăn, vướng mắc, đồng thời đưa ra những cơ hội, chính sách mới trong phát triển kinh tế xanh bền vững gắn với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Mục tiêu Net Zero vào năm 2050 theo cam kết quốc tế là khả thi

Phát biểu tại diễn đàn, ông Đặng Huy Đông - nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện Quy hoạch và Phát triển - nêu, Việt Nam thải ra 65.000 tấn rác sinh hoạt mỗi ngày, trong đó 30% bị đốt (gần 10 triệu tấn CO2/năm) và 70% bị chôn lấp (khoảng 5 triệu tấn CO2/năm).

Diễn đàn kinh tế xanh: Phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra vào sáng ngày 26/11. Ảnh: Phương Cúc

Tuy nhiên, ông Đông nhấn mạnh tiềm năng của công nghệ khí hóa chất thải rắn, đã được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hiệu quả môi trường vượt trội: Hầu như không phát thải CO2 (75kg CO2/tấn rác), không có chất thải rắn cần chôn lấp, không có nước thải, khí thải đạt tiêu chuẩn EU/Nhật Bản, và chi phí chỉ bằng một nửa so với công nghệ đốt rác phát điện.

Công nghệ này cho phép xây dựng các nhà máy xử lý rác quy mô nhỏ, phân tán tại quận/huyện, khắc phục nhược điểm của các nhà máy quy mô lớn (5.000 tấn/ngày) gây ra lượng khí thải khổng lồ từ vận chuyển (ước tính 4-5 chục triệu km xe chạy mỗi năm). Ông Đông đề xuất ưu tiên phát triển giao thông công cộng, hạn chế xe cá nhân và cuối cùng loại bỏ xe xăng/dầu trong đô thị. Kết hợp với mô hình xử lý rác phân tán và công nghệ khí hóa, điều này có thể giảm phát thải hàng trăm triệu tấn khí nhà kính hàng năm.

Thêm vào đó, ông Đặng Huy Đông đề cập đến việc áp dụng công nghệ hiện đại trong quy hoạch đô thị để tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải gián tiếp. Ví dụ, thiết kế đô thị hợp lý về hướng gió, hướng nắng có thể giảm 2-3 độ C, tương đương hàng tỷ kWh điện tiết kiệm được. Ứng dụng hệ thống làm mát trung tâm có thể giảm 40-50% lượng điện tiêu thụ so với điều hòa riêng lẻ.

"Việc quản lý quy hoạch, giao thông, chất thải rắn, nước thải với những công nghệ hiện hữu sẽ góp phần giảm hàng trăm triệu tấn CO2 mỗi năm. Trên cơ sở đó, Việt Nam có cơ sở để tin tưởng rằng mục tiêu Net Zero vào năm 2050 theo cam kết quốc tế là khả thi", ông Đông khẳng định.

Phát triển mạnh mẽ thị trường tài chính xanh

Nhấn mạnh tầm nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh hơn, trở thành một trong những vấn đề cấp bách toàn cầu, chuyên gia kinh tế, tiến sỹ Cấn Văn Lực cho rằng, biến đổi khí hậu đã và đang làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và mọi mặt của đời sống xã hội. Vì thế, phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang là vấn đề bức thiết của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Qua đó, đòi hỏi nguồn lực khổng lồ để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.

Tại diễn đàn, các diễn giả đã trình bày cơ hội và chính sách mới trong phát triển kinh tế xanh bền vững gắn với ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Ảnh: Phương Cúc

Ông Lực cho rằng, Việt Nam đang tích cực tham gia vào thị trường tài chính xanh toàn cầu, trị giá hàng chục nghìn tỷ USD, tập trung vào năng lượng tái tạo, quản lý chất thải, nông nghiệp xanh và vận tải bền vững. Tuy nhiên, sự phát triển này còn gặp nhiều thách thức.

Trong khi thị trường toàn cầu chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng, với tổng dư nợ trái phiếu bền vững đạt 4,16 nghìn tỷ USD vào năm 2023 và 807 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam mới đạt được những bước tiến ban đầu. Tổng dư nợ tín dụng xanh tính đến tháng 9/2024 là 665 nghìn tỷ đồng (khoảng 4,5% tổng dư nợ) và dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 3,2 triệu tỷ đồng (hơn 22% tổng dư nợ). Tuy nhiên, thị trường trái phiếu xanh vẫn còn khiêm tốn (khoảng 1,52 tỷ USD từ năm 2019 đến tháng 10/2024), việc áp dụng tiêu chuẩn ESG và chỉ số VNSI vẫn chưa phổ biến.

Những thách thức chủ yếu bao gồm sản phẩm /chu-de/tai-chinh-xanh.topic thiếu đặc thù, khung pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu chuyên gia thẩm định rủi ro, thiếu cơ chế phối hợp và ưu đãi, độ lệch thời hạn giữa dự án dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn, cùng với nhận thức thị trường về ESG còn thấp.

Để thúc đẩy phát triển tài chính xanh, ông Lực đề xuất các giải pháp toàn diện như ban hành danh mục "phân loại xanh", cơ chế đánh giá tác động môi trường, chính sách hỗ trợ tài chính (thuế, phí, lãi suất, quỹ chuyển đổi xanh), thu hút đầu tư tư nhân, xây dựng hệ sinh thái tài chính xanh (mô hình 5Is), thành lập thị trường tín chỉ carbon, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở dữ liệu.

Cụ thể, đối với tín dụng xanh, ông Lực cho rằng: “Việt Nam cần xây dựng quỹ tái cấp vốn, quy trình thẩm định chuyên biệt và đào tạo cán bộ. Chứng khoán xanh cũng cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp phát hành và tăng cường tuyên truyền. Mặt khác, việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là mục tiêu quan trọng để thu hút đầu tư quốc tế”.

Phương Cúc

Tin cùng chuyên mục

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG