Thứ tư 07/05/2025 03:58

Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn

Dự kiến chuẩn chương trình đào tạo ngành vi mạch bán dẫn sẽ được ban hành tháng 3/2025, góp phần thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu thị trường bán dẫn toàn cầu.

Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Nhằm tiếp tục hoàn thiện chuẩn Chương trình đào tạo ngành vi mạch bán dẫn, ngày 28/2, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh tổ chức “Tọa đàm lấy ý kiến góp ý chuẩn Chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ về vi mạch bán dẫn”.

Đại biểu tham dự tọa đàm

Phát biểu tại tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - nhấn mạnh: Vi mạch bán dẫn, một trong những ngành công nghiệp chiến lược đang được chú trọng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Buổi tọa đàm này là một phần trong tiến trình triển khai các quyết định quan trọng của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050; cũng như chương trình phát triển nguồn nhân lực cho ngành /chu-de/cong-nghiep-ban-dan.topic.

Hiện vi mạch bán dẫn là ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển công nghệ cao và kinh tế toàn cầu. Việt Nam, với mục tiêu trở thành một trung tâm sản xuất và phát triển vi mạch bán dẫn, đang từng bước khẳng định mình trong bối cảnh nền công nghiệp bán dẫn toàn cầu có sự cạnh tranh gay gắt. Để hiện thực hóa mục tiêu này, chúng ta không thể thiếu sự đóng góp quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - phát biểu tại buổi tọa đàm

Với vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đã tổ chức việc xây dựng chuẩn chương trình đào tạo ngành vi mạch bán dẫn ở trình độ đại học và thạc sĩ. Đây sẽ là cơ sở vững chắc để các cơ sở đào tạo triển khai các chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực trình độ cao phục vụ cho ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

“Chuẩn chương trình đào tạo này được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, tham khảo từ các nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và kết hợp với nhu cầu thực tiễn trong nước”, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh.

Chuẩn chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn sẽ được ban hành tháng 3/2025

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và các cựu sinh viên… trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn đã trao đổi, thảo luận sôi nổi và đóng góp nhiều ý kiến cho Dự thảo chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn.

Các chuyên gia, cơ sở đào tạo đại học, doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến tại tọa đàm

Phát biểu kết luận, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh, các ý kiến này rất quan trọng, giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và đầy đủ hơn về các yêu cầu, kiến thức, kỹ năng cần thiết trong đào tạo ngành này.

“Những ý kiến đóng góp này sẽ là căn cứ để chúng tôi hoàn thiện Dự thảo chuẩn chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn, đảm bảo tính khả thi, chất lượng và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn. Từ đó, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam trong tương lai”, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy bày tỏ.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - giải đáp các câu hỏi và tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại tọa đàm

Dự kiến, chuẩn chương trình đào tạo này sẽ được ban hành trong tháng 3/2025, tạo cơ sở quan trọng để các cơ sở đào tạo triển khai chương trình đào tạo đại học, thạc sĩ, ngành chính - ngành phụ, song bằng hoặc liên ngành về vi mạch bán dẫn. Điều này góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu vào thị trường bán dẫn toàn cầu.

Trước đó, ngày 16/1/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức “Tọa đàm góp ý Dự thảo chuẩn Chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn” lần thứ nhất tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Các đại biểu đã thảo luận về định hướng đào tạo, các lĩnh vực chuyên sâu, yêu cầu đào tạo hệ chuẩn và hệ tài năng, điều kiện phòng thí nghiệm, đội ngũ giảng viên cũng như chính sách chuyển tiếp sinh viên từ các ngành liên quan.

Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Ngành giáo dục đào tạo bước vào chặng đường mới

Môn Lịch sử dẫn đầu lựa chọn của sĩ tử trong kỳ thi THPT năm 2025

Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025

Hôm nay, ngày cuối đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025

Sáp nhập tỉnh, sách giáo khoa cần điều chỉnh linh hoạt

Tìm ra Quán quân giải đua xe năng lượng trời Cao Thắng

Việt Nam giành 6 huy chương Vàng tại Olympic Toán học Turkmenistan

Thời tiết biển hôm nay 26/4/2025: Nam Biển Đông có mưa, dông

Trại hè nở rộ: Nhiều lựa chọn không gian trải nghiệm cho trẻ

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ phần mềm từ AVEVA

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khởi nghiệp học đường: Ươm mầm thế hệ doanh nhân mới

Đăng ký thi tốt nghiệp: Cuộc 'cân não' trước ngưỡng cửa đại học

Vì sao sinh viên học ngành STEM cần được vay tín dụng?

Quán quân Business Challenges mùa 7 gọi tên Llamas và Trailblazers

Chung kết Business Challenges Season 7: Bùng nổ ý tưởng khởi nghiệp

Quán quân Olympic Tin học Cao Thắng 2025 chính thức lộ diện

Bạo lực mầm non: Cảnh báo từ những vết hằn nhỏ

'Chốt' đăng ký nguyện vọng lớp 10 công lập: Cuộc đua chính thức bắt đầu