Thứ năm 14/11/2024 15:22

Thừa Thiên Huế đẩy mạnh hút đầu tư vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Thực hiện sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ về việc đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2020 (Quyết định 1955/QĐ-TTg ngày 27/11/2009) tại Hội nghị xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch tổ chức vào đầu tháng 8/2016. Hiện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các cấp, ban ngành, địa phương liên quan đang rà soát, xúc tiến nhằm đẩy mạnh kêu gọi đầu tư cũng như tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Tam Giang - Cầu Hai là hệ đầm phá có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á, nơi có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch

Theo nội dung Đề án, sẽ tập trung phát triển đưa đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2020 trở thành vùng có điều kiện phát triển kinh tế khá của tỉnh. Lấy du lịch làm ngành kinh tế chủ lực gắn với phát triển nông nghiệp bền vững để đến năm 2020 tạo sự thay đổi đáng kể cho vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đưa vùng này trở thành một trong những khu vực có kinh tế ven biển phát triển mạnh của cả nước.

Tuy nhiên, việc thực hiện đề án vẫn chưa đúng lộ trình, còn vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế.

Ông Phan Thiên Định - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế

Ông Phan Thiên Định - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết: Phải nói rằng thời gian vừa qua Thừa Thiên Huế đã thực hiện đề án đó chưa thực sự tốt. Chúng ta dựa vào nguồn vốn ngân sách. Khi nguồn vốn gặp khó khăn thì đề án bị triển khai cầm chừng. Mặt khác, dù đề án có nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nhưng công tác xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này còn hạn chế. Hiện nay, Sở cùng các đơn vị liên quan đang xây dựng kịch bản về kế hoạch để kêu gọi các nhà đầu tư đến với Đề án này.

Ông Nguyễn Văn Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc - chia sẻ: Quyết định 1955 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai từ năm 2009 đã mở ra hướng mới cho địa phương về phát triển kinh tế - xã hội (huyện Phú Lộc chiếm ½ diện tích đầm phá Tam Giang – Cầu Hai). Tuy nhiên hướng triển khai đề án này còn rất chậm. Tuy vậy, những năm qua Phú Lộc cũng triển khai nhiều biện pháp để tạo sự phong phú trên đầm phá như bảo vệ và tạo các bãi đẻ cho các loài động vật, đồng thời cấm các tàu thuyền đánh bắt ở khu vực này. Theo tôi, để thực hiện Đề án này cần kinh phí lớn, vì phạm vi dự án rất rộng. Nhưng khi làm được sẽ tạo ra một “cú hích” giúp kinh tế toàn vùng khởi sắc. Do vậy, thời gian tới chúng tôi quyết tâm đẩy mạnh giải quyết vướng mắc, tận dụng các nguồn vốn, tham mưu cấp trên thực hiện Đề án này, ông Mạnh cho biết thêm.

Nhiều dự án phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản, tạo bãi đẻ được triển khai tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Theo nội dung đề án, các nhà đầu tư sẽ được hưởng một số cơ chế, chính sách ưu đãi như: Các dự án đầu tư vào vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi ở mức cao áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật liên quan; Các dự án đầu tư trên địa bàn vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc các lĩnh vực sau đây được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 30 năm đối với các dự án: Dự án đầu tư năng lượng mặt trời, năng lượng gió; Dự án bảo tồn phát triển gien sinh vật thuỷ, hải sản.

Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai có diện tích mặt nước 21.600ha, là hệ thống đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Về mặt địa lý, khu đầm này gồm bốn đầm nối nhau từ Bắc xuống Nam là phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Hà Trung-Thủy Tú, đầm Cầu Hai, chạy dài qua địa phận năm huyện, thị xã Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc. Số liệu điều tra gần đây cho thấy, có tới 230 loài cá, 63 loài động vật đáy, 43 loài rong, 70 loại chim, 15 loại cò biển, 171 loài phù du thực vật, 37 loại phù du động vật; trong đó có 30 loại cá có giá trị kinh tế, chiếm 70% lượng khai thác hàng năm; có 34 loài chim di cư và 36 loại chim bản địa.
Nguyễn Tuấn

Tin cùng chuyên mục

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn 'khó' hút vốn ngoại