Thứ bảy 23/11/2024 04:46

Thừa Thiên Huế: Cần sớm đầu tư cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

Chiều 22/4, Đoàn công tác Cục Đường bộ Việt Nam đã làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác đảm bảo an toàn giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Chiều 22/4, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác đảm bảo an toàn giao thông các Quốc lộ và phân luồng tổ chức giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Đoàn công tác Cục Đường bộ Việt Nam làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về đảm bảo an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn (Ảnh: N.M)

Theo báo cáo tại buổi làm việc, hiện tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 4 tuyến quốc lộ (QL): QL1, QL 49, đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây), QL 49B; đoạn tuyến cao tốc phân kỳ thuộc dự án Cam Lộ - La Sơn dài khoản 60km và 33km thuộc dự án tuyến đường La Sơn – Túy Loan…

Đối với dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn với điểm đầu (km0) tại Km10+380/QL9, thuộc địa phận xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị; điểm cuối (km102+200) tại m4+500/ĐT14B, địa phận xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước mới tiến hành nghiệm thu có điều kiện để đưa vào khai thác tạm.

Đại diện Cục Đường bộ Việt Nam chia sẻ, đối với tuyến Cam Lộ - La Sơn cần đầu tư đủ 4 làn xe và đáp ứng Quy chuẩn đường cao tốc là giải pháp lâu dài, chủ yếu cần thực hiện. Đề nghị Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, sớm thực hiện giai đoạn 2 đầu tư theo quy mô hoàn chỉnh 4 làn xe.

Cục Đường bộ Việt Nam cũng nhìn nhận rằng, với quy mô 2 làn xe cơ giới, bề rộng mặt đường không có giải phân cách giữa tuyến qua khu vực đồi núi nên sau thời gian đưa vào khai thác đã bộc lộ nhiều bất cập. Tuy nhiên nếu người tham gia giao thông tuân thủ quy tắc tham gia giao thông theo phương án tổ chức giao thông như đi đúng tốc độ, đúng phần đường, giữ đúng khoảng cách an toàn, chú ý quan sát thì hạn chế được rất nhiều tai nạn giao thông xảy ra. Hiện nay, dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt “phương án Tổ chức giao thông tạm thời”.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế Lê Anh Tuấn cho biết, hiện tỉnh đã có kiến nghị tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 (giai đoạn hoàn chỉnh) toàn bộ tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, La Sơn – Hoà Liên đạt tiêu chuẩn 04 làn xe. Đồng thời xây dựng hoàn chỉnh 5 nút giao liên thông với cao tốc và bổ sung thêm 1 nút giao liên thông tại Tỉnh lộ 15- Km95+600… Kết hợp mở rộng, kéo dài đường gom dọc cao tốc kết nối từ Tỉnh lộ 15, tuyến tránh phía tây thành phố Huế đến nút giao liên thông với Tỉnh lộ 14B, tạo điều kiện vận tải hành khách, hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi, giảm tải cho QL1.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh cho biết, quá trình thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư Dự án mở rộng cao tốc, đề nghị tiếp tục nghiên cứu hệ thống đường gom, đường dẫn, cầu chui dân sinh, hoàn trả các đường công vụ, tính toán khẩu độ các cống thoát nước, có biện pháp gia cố mái taluy nền đường, mở rộng các điểm dừng khẩn cấp, mở rộng và kéo dài các đường lên xuống ở các điểm lên xuống cao tốc để đảm bảo phù hợp với khu vực nghiên cứu, đầu tư trạm dừng nghỉ, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng tại các điểm lên xuống cao tốc, các trạm phát sóng viễn thông, hệ thống camera, giao thông thông minh (ITS) để giám sát, xử lý, quản lý thuận lợi, an toàn, hiệu quả hơn.

Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu nhận định, cao tốc là tuyến đường huyết mạch và quan trọng. Nếu sau khi mở rộng đủ 4 làn xe, có giải phân cách giữa và làn dừng khẩn cấp đủ chiều rộng của hai dự án Cam Lộ - La Sơn và La Sơn – Túy Loan thì tuyến cao tốc phí Đông đi qua tỉnh sẽ thông suốt với quy mô đủ theo quy chuẩn đường cao tốc.

Trước tình hình lưu thông hiện nay, việc phân luồng là giải pháp trước mắt để hạn chế tai nạn giao thông. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn giao thông trên đường Quốc lộ phải được thực hiện nghiêm túc hơn. Cần tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chấp hành quy tắc giao thông đường bộ, quy định về giao thông.

Ghi nhận những kiến nghị của địa phương, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, cần xem xét điều kiện thực tế theo hướng hiện trạng và nâng cấp an toàn hơn. Nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện các điểm xuống cấp, bất cập giao thông trên toàn tuyến. Đồng thời, mong muốn lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế tạo điều kiện để các đơn vị hoàn thành công việc theo tiến độ.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1: 'Ngọn hải đăng' trên đảo nhỏ

Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương