Thủ tướng: Quyết liệt các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng vào sản xuất, kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu, quyết liệt các giải pháp tăng trưởng tín dụng, ưu tiên nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp dưới các hình thức phù hợp.
Lãnh đạo các ngân hàng nói gì về tín dụng tăng trưởng chậm, công khai lãi suất cho vay? 2 nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng âm và 4 giải pháp tăng tiền cho nền kinh tế

Chính sách lãi vay chưa phù hợp, chưa tương xứng với dư địa

Sáng 14/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm, trong đó, Thủ tướng đã nêu rõ một số kết quả nổi bật của ngành ngân hàng đã đạt được thời gian qua.

Một là, tích cực rà soát, hoàn thiện thể chế về cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Trong đó, đã trình Quốc hội thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và rà soát, sửa đổi nhiều văn bản pháp luật liên quan.

Hai là, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hợp lý, hiệu quả giữa lãi suất và tỷ giá, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát (lạm phát năm 2023 là 3,25%, 2 tháng đầu năm 2024 là 3,67%). Năm 2023 đã 4 lần giảm lãi suất điều hành, tạo điều kiện tiên quyết để giảm lãi suất huy động và cho vay; tỷ giá cơ bản ổn định.

Thủ tướng: Quyết liệt các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng vào sản xuất, kinh doanh
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao hàng loạt nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể với Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế, người dân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Lãi suất vay mới năm 2023 giảm 2,5%/năm so với cuối năm 2022. Tính đến cuối tháng 2/2024, lãi suất huy động bình quân ở mức 3,3%/năm, giảm khoảng 0,2% và lãi suất cho vay bình quân ở mức 6,3%/năm, giảm khoảng 0,7%/năm so với cuối năm 2023.

Đã điều hành linh hoạt tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời đảm bảo an toàn hệ thống. Tín dụng năm 2023 tăng 13,78%; đã giải ngân 100% gói tín dụng 15.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản.

Bảo đảm thị trường tiền tệ, ngoại hối hoạt động ổn định, thông suốt và trong tầm kiểm soát (nhất là trong bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ năm 2023 có nhiều biến động, thậm chí một số ngân hàng tại Hoa Kỳ và Thụy Sĩ bị phá sản).

Ba là, đã hỗ trợ tích cực doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế; đẩy mạnh tín dụng cho nền kinh tế, nâng cao khả năng tiếp cận vốn.

Tích cực triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cùng hàng loạt chương trình tín dụng ưu đãi đối với các ngành, lĩnh vực trọng điểm.

Nâng cao khả năng tiếp cận vốn để đẩy mạnh tín dụng cho nền kinh tế (như: đơn giản hóa thủ tục cho vay; số hóa quá trình cấp tín dụng; tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp).

Bốn là, tiếp tục tiên phong trong chuyển đổi số, cải cách hành chính, nâng cao năng lực của hệ thống, góp phần tối ưu các chi phí cho nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh.

Phối hợp tốt với Bộ Công an về ứng dụng Đề án 06 trong hoạt động ngân hàng. Tích cực ứng dụng các công nghệ 4.0 vào các sản phẩm, dịch vụ cốt lõi (như thanh toán, tín dụng, nhận tiền gửi...), đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ công; số hóa trong nhiều sản phẩm, dịch vụ.

Thủ tướng: Quyết liệt các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng vào sản xuất, kinh doanh
Định hướng chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng khái quát nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp trong năm 2024 bằng ba cụm từ: "5 tăng", "5 giảm", "5 tăng tốc, bứt phá". Ảnh VGP/Nhật Bắc

Năm là, đã chú trọng công tác truyền thông chính sách, bảo đảm thông tin rõ ràng, minh bạch, góp phần tạo sự đồng thuận, củng cố niềm tin của nhân dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, Thủ tướng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức. Việc cơ cấu lại nguồn vốn lãi vay, chính sách lãi vay chưa phù hợp, chưa tương xứng với dư địa và không gian chính sách tiền tệ.

Tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm không cao, dù số tiền gửi tại các tổ chức tín dụng là rất lớn (hiện trên 13,6 triệu tỷ đồng so với 13,8 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2023).

Mặt bằng lãi suất cho vay tuy đã giảm, nhưng chưa tương xứng với mức giảm của mặt bằng lãi suất huy động; lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện tại đang còn cao. Nhiều doanh nghiệp phản ánh tiếp cận tín dụng còn khó khăn và lãi suất cho vay còn cao.

Nợ xấu có xu hướng gia tăng và tiềm ẩn rủi ro, một số vụ việc, như vụ SCB, cho thấy việc giám sát phải chặt chẽ, hiệu quả hơn. Kết quả thực hiện một số chương trình tín dụng ưu đãi chưa đạt như kỳ vọng (như gói 120.000 tỷ đồng xây dựng nhà ở xã hội)…

Theo Thủ tướng, năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi quyết tâm, nỗ lực rất lớn trong bối cảnh tình hình tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Theo đó, định hướng chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng khái quát nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp trong năm 2024 bằng ba cụm từ: "5 tăng", "5 giảm", "5 tăng tốc, bứt phá":

Cụ thể, "năm tăng" gồm: Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; tăng tháo gỡ vướng mắc pháp lý và chất lượng tín dụng; tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, của thị trường tài chính; tăng công khai, minh bạch về lãi suất huy động, cho vay và chống tín dụng đen; tăng cường giám sát kiểm tra và phòng ngừa rủi ro, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thủ tướng: Quyết liệt các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng vào sản xuất, kinh doanh
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Năm giảm" gồm: Giảm lãi suất cho vay; giảm chi phí giao dịch, hoạt động; giảm thủ tục hành chính; giảm phiền hà, sách nhiễu; giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, "sân sau"…

"Năm tăng tốc, bứt phá" gồm: Tăng tốc, bứt phá về số hóa; tăng tốc, bứt phá về chất lượng dịch vụ; tăng tốc, bứt phá về chất lượng nguồn nhân lực; tăng tốc, bứt phá về hạ tầng ngân hàng; tăng tốc, bứt phá về phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế.

"Cần bám sát tình hình và yêu cầu thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả. Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, dao động; phải kiên trì, kiên định, kiên quyết thực hiện được các mục tiêu chiến lược đề ra; không điều hành "giật cục" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Quyết liệt các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng vào sản xuất, kinh doanh

Đặc biệt, về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu: Ngân hàng Nhà nước quán triệt và quyết liệt triển khai có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị; các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 01, 02/NQ/CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, lãi suất..., gần nhất là Công điện số 18/CĐ-TTg về điều hành tăng trưởng tín dụng.

Kịp thời xây dựng các nghị định, ban hành các thông tư để thi hành Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Theo dõi sát tình hình thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nhất là điều hành hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá. Điều hành tăng trưởng tín dụng hiệu quả, gắn với bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng; nghiêm cấm việc cấp tín dụng không đúng quy định pháp luật, không đúng đối tượng. Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, lãi suất…

Thủ tướng: Quyết liệt các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng vào sản xuất, kinh doanh
Ông Đặng Ngọc Hòa - Chủ tịch HĐQT Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam: Đề nghị hỗ trợ lãi suất vay trung, dài hạn. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Đối với các tổ chức tín dụng, Thủ tướng yêu cầu cụ thể hóa các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn trong toàn hệ thống của từng ngân hàng thương mại.

Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của các tổ chức tín dụng nhà nước; tăng cường trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh của tổ chức tín dụng trong việc chia sẻ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp theo quan điểm "Lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ" và "cùng thắng".

Quyết liệt triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn, hiệu quả và kiểm soát rủi ro thanh khoản.

Thủ tướng lưu ý thêm, rút kinh nghiệm từ các gói tín dụng ưu tiên đã làm tốt và chưa tốt, tiếp tục ưu tiên cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ cho các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông nghiệp; rà soát, phân loại các dự án bất động sản để kịp thời có giải pháp tín dụng phù hợp đối với từng doanh nghiệp, từng dự án đủ điều kiện; có tín dụng phù hợp với lĩnh vực BOT, BT giao thông, các dự án trọng điểm, lĩnh vực xăng dầu; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách...

Tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng thông qua khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đẩy mạnh triển khai cho vay qua các hình thức điện tử, trực tuyến. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tín dụng ngân hàng phù hợp từng phân đoạn khách hàng và thị trường, loại hình, nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, nhất là các nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân.

Tích cực, chủ động triển khai có hiệu quả, thiết thực chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp; giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng để trục lợi.

Tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; thực hiện nghiêm túc việc công bố lãi suất cho vay bình quân để doanh nghiệp, người dân thuận lợi trong việc lựa chọn ngân hàng vay vốn.

Đối với các bộ, ngành liên quan, Thủ tướng giao Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tiền tệ. Rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn dài hạn hiệu quả của doanh nghiệp. Tập trung triển khai giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bộ Xây dựng khẩn trương trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các thông tư hướng dẫn; tinh thần là giảm cấp trung gian, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành và địa phương triển khai hiệu quả Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội; triển khai quyết liệt hiệu quả Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát huy hiệu quả hơn nữa hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Khẩn trương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện chính sách về phát triển nhà ở xã hội.

Bộ Công Thương tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, sản phẩm, chuỗi cung ứng; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại các thị trường truyền thống, tạo bước đột phá mở rộng các thị trường mới, có tiềm năng.

Tổ chức các chương trình khuyến mại trên phạm vi toàn quốc để phối hợp các địa phương tăng cường kết nối cung cầu, kích cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước.

Thủ tướng: Quyết liệt các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng vào sản xuất, kinh doanh
Thủ tướng yêu cầu kiên định mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng lưu ý Bộ Công Thương nhiệm vụ xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp, kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII với các dự án cụ thể, tinh thần là "cứ trong quy hoạch thì làm kế hoạch lần thứ nhất. Nếu chưa trong quy hoạch thì phải xem xét, đánh giá kỹ và có thể ban hành nhiều kế hoạch, chứ không phải chỉ một kế hoạch. Quy hoạch chưa trúng thì đánh giá lại và có thể bổ sung, nhưng phải đúng luật, đúng quy định và chống tiêu cực, tham nhũng".

Bộ Công an khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Đề án 06, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trọng tâm là triển khai Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc này.

Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; đề xuất sửa đổi Luật Khoáng sản, nhất là quy định liên quan thủ tục với mỏ vật liệu xây dựng thông thường. Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống thông tin về đất đai, phối hợp với Bộ Xây dựng để kết nối với Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.

Các địa phương phối hợp chặt chẽ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, người dân, doanh nghiệp. Ưu tiên nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dưới các hình thức phù hợp; tập trung ngăn chặn nạn tín dụng đen…

Đối với các tổ chức kinh tế và người dân, Thủ tướng đề nghị thực hiện sản xuất kinh doanh đúng pháp luật, linh hoạt, thích ứng trong mọi hoàn cảnh, tiếp tục đổi mới công tác quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận vốn tín dụng và năng lực huy động vốn hợp pháp khác. Phối hợp cùng với Nhà nước cùng hoàn thiện cơ chế, chính sách, trong đó phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng để sử dụng hiệu quả vốn tín dụng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Công Thương là

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Xem thêm