Thứ ba 24/12/2024 00:34

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp.

Chiều 12/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn

Đặt vấn đề chất vấn Thủ tướng Chính phủ, đại biểu Mai Thị Phương Hoa - đoàn Nam Định cho biết, Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả một cách thực chất hoạt động của bộ máy hành chính phải gắn với phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cấp.

Tuy nhiên, đại biểu chỉ ra thời gian qua, trong quá trình triển khai, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật chuyên ngành còn chậm; việc phân cấp, phân quyền chưa tính tới đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và khả năng quản lý của từng cấp, từng ngành, chưa phát huy được tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của từng địa phương.

Đại biểu đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho biết giải pháp đẩy mạnh hơn nữa phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ với các bộ, ngành, các địa phương trong thời gian tới.

Đại biểu Dương Khắc Mai - đoàn Đắk Nông cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho biết thêm về những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài phát biểu tại phiên họp khai mạc Kỳ họp thứ 8 ngày 21/10/2024.

Đặt vấn đề chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Yến - đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu nêu, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã xác định cải cách thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng để tháo gỡ rào cản, tạo môi trường, động lực phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu đề nghị Thủ tướng Chính phủ làm rõ những điểm nhấn quan trọng nhất trong thời gian tới là gì?

Đại biểu Nguyễn Thị Yến - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, đây là vấn đề lớn nhưng không còn mới. Trên thực tế chúng ta đã làm, riêng nhiệm kỳ này và cho đến giờ, Chính phủ đã trình Quốc hội 14 Luật liên quan, 9 Nghị quyết, bổ sung thay thế 27 Nghị định. Tuy nhiên, vẫn vướng mà vướng ở phân cấp, pháp quyền. “Vướng ở đây chủ yếu tập trung ở trung ương, đây là nút thắt lớn” - Thủ tướng Chính phủ thẳng thắn.

Từ đó, Thủ tướng Chính phủ đưa ra một số giải pháp như rà soát lại quy định của pháp luật, thể chế, quy định của Đảng; rà soát lại chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, ví dụ như xem xét lại Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.

Ngoài ra, hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn, tăng cường giám sát kiểm tra. Bên cạnh đó, phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp. Chúng ta đảm bảo việc phân cấp, phân quyền nhưng mà có nguồn lực, năng lực thực thi.

“Chúng ta đang xử lý 1 luật sửa nhiều luật cũng góp phần phân bổ nguồn lực đi đôi với phân cấp, phân quyền. Tập trung một số vướng mắc để tháo gỡ để phân bổ nguồn lực cho địa phương với phương châm địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” - Thủ tướng Chính phủ nói thêm.

Đối với câu hỏi về cải cách thể chế, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, trọng tâm trong cải cách thể chế là phân cấp, phân quyền. Tiếp đó, cần ưu tiên tăng trưởng, muốn tăng trưởng thì phải có nguồn lực. Nếu cứ tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm như hiện nay thì ta rất khó đạt được mục tiêu 100 năm đã đặt ra.

Để thực hiện được ưu tiên tăng trưởng, phải tháo gỡ vướng mắc thể chế để huy động mọi nguồn lực của nhà nước, nhân dân, xã hội, nguồn lực hợp tác công tư, nguồn lực đầu tư của nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người