Thứ tư 01/01/2025 13:02

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4

Chiều 5/6, Thủ tướng Chính phủ Pham Minh Chính đã tham dự Phiên toàn thể và đối thoại chính sách cấp cao của Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 4.

Phiên toàn thể và đối thoại chính sách cấp cao của Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 4 tập trung thảo luận các nội dung như: Kinh tế toàn cầu và những xu hướng lớn về hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay; Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay: Cơ hội và thách thức; Đào tạo nhân lực công nghệ số phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và thúc đẩy xã hội số; Quản trị rủi ro quốc gia trong bối cảnh mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam chiều ngày 5/6 tại TP. Hồ Chí Minh

Phát biểu dẫn đề phiên toàn thể, ông Trần Tuấn Anh - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định: Trong hai năm qua, nền kinh tế Việt Nam phải đối diện với hàng loạt những khó khăn chưa có tiền lệ do đại dịch Covid-19 gây nên. Tăng trưởng kinh tế dưới 3%, thấp nhất trong 30 năm trở lại đây; hàng triệu người lao động bị mất việc làm; hàng ngàn doanh nghiệp phải tạm dừng sản xuất để chống dịch; ngành du lịch, vận tải, nhà hàng khách sạn và nhiều ngành khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng; thị trường vốn và thị trường bất động sản có những biến động bất thường; nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có nguy cơ tăng trở lại.

Ông Trần Tuấn Anh phát biểu dẫn đề tại phiên toàn thể buổi chiều

Đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự đồng tình và ủng hộ của người dân và doanh nghiệp, chúng ta đã chuyển sang chuyển trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Kết quả cho thấy, kinh tế quý I/2022 đã quay trở lại đà tăng trưởng cao, đạt trên 5%. Các lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đều tăng mạnh, niềm tin của người các nhà đầu tư tăng mạnh. Cách đây hơn 1 tuần, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P đã nâng hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam từ BB lên BB+, ghi nhận nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi vững chắc và dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam khoảng 6,9% với xu hướng dài hạn là 6,5% - 7% từ năm 2023.

Những kết quả về phát triển kinh tế xã hội rất đáng khích lệ trong những tháng đầu năm 2022 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục dần trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh như trước đại dịch. Tuy nhiên, tác động của đại dịch vừa qua cùng với sự xuất hiện nhiều biến cố mới thuộc về bối cảnh quốc tế, điển hình là xung đột Nga - Ukraine đã và đang đặt ra yêu cầu Việt Nam cần đẩy nhanh hơn, quyết liệt hơn, thực chất và hiệu quả hơn việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.

Ông Trần Tuấn Anh đề nghị tại phiên tổng thể này, các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia trong nước và quốc tế tập trung thảo luận, làm rõ các nội dung trọng tâm gồm: Làm rõ nội hàm về nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam trong bối cảnh và điều kiện mới hiện nay, nhất là yêu cầu về tự chủ khoa học, công nghệ, năng lực đổi mới sáng tạo gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; Làm rõ thực trạng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong thời gian qua; Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của một số nước về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam; Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hoặc ban hành các chủ trương, chính sách, biện pháp mới để củng cố và phát huy sức mạnh nội lực của nền kinh tế, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc từ bên ngoài…

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại Diễn đàn

Ở góc độ địa phương, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận: Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo mô hình nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. Đó là giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa mối quan hệ đối ngoại, xây dựng chính sách và cơ chế để thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài nhưng phải dựa vào nguồn lực trong nước và khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại song phương thế hệ mới.

Theo ông Phan Văn Mãi, ý thức được ý nghĩa chiến lược của tính chất độc lập, tự chủ, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều chương trình kinh tế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở những công đoạn có giá trị gia tăng cao đối với tất cả các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Đây là hướng chủ yếu để chuyển các quan hệ kinh tế từ lệ thuộc thị trường, lệ thuộc vào các đối tác bên ngoài, sang mối quan hệ tương thuộc với mọi đối tác. Thành phố cũng nhận thức rằng để thu hút nguồn FDI hiệu quả và nâng cao vai trò đối tác của khu vực kinh tế trong nước, nhất là tầm quan trọng của khu vực tư nhân.

“Dĩ nhiên đây đang là một quá trình cần sự hỗ trợ nhiều chính sách chung về vĩ mô. Nên từ diễn đàn này kỳ vọng sẽ có nhiều đóng góp về cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm cụ thể hóa đường lối chủ trương của đảng xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong tình hình mới”- ông Mãi bày tỏ.

Phiên tổng thể buổi chiều thu hút lãnh đạo cấp cao Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế tham gia.

Báo cáo nhanh tổng kết các hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Diễn đàn, ông Nguyễn Thành Phong - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã có bài trình bày về “Kinh tế toàn cầu và những xu hướng lớn về hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay”; Ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã nêu những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay; PGS. TS. Trần Đình Thiên -Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam trình bày về đào tạo nhân lực công nghệ số để tạo mũi đột phá về khoa học công nghệ…

Đặc biệt, ở tọa đàm cấp cao dưới sự điều phối của TS Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, các lãnh đạo Bộ, ngành, chuyên gia và tổ chức quốc tế đã cùng trao đổi về sự cần thiết phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với hội nhập và hợp tác quốc tế sâu rộng. Nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế để chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế. Tác động của tình hình địa chính trị hiện nay dẫn đến việc định hình lại các khuôn khổ hợp tác quốc tế. Những yếu tố nền tảng thiết yếu để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng….

Thanh Minh - Thùy Dương
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sỹ - đội quân văn hóa của Đảng

Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lào

Công tác lập pháp là điểm nhấn quan trọng trong năm 2024

Tổng Bí thư trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Ủy ban Dân tộc sau sắp xếp phải sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đội ngũ trí thức cùng đất nước tiến bước

Thành phố Huế chính thức trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư dâng hương tại Di tích Ngã ba Đồng Lộc