Thứ ba 05/11/2024 15:18

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chính sách hỗ trợ phải đúng, kịp thời, khả thi, hiệu quả!

Sáng 12/11, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp, người lao động thực hiện mọi biện pháp cần thiết trong thời gian từ nay đến cuối năm 2021 và đầu năm 2022, bảo đảm thu hút đủ nguồn cung lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao trong thời gian sớm nhất.

Nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch chuyển lao động

Trả lời làm rõ về các giải pháp phục hồi thị trường lao động mà các đại biểu Quốc hội nêu, Thủ tướng cho biết, đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã ảnh hưởng nặng nề đến tình hình lao động, việc làm trong nhiều ngành, lĩnh vực. Tỷ lệ lao động thiếu việc, thất nghiệp tăng cao. Một lượng lớn người dân, người lao động trở về quê dẫn đến những vấn đề xã hội và tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ, nhất là tại các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sau khi nới lỏng giãn cách xã hội và từng bước mở cửa nền kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

Chỉ rõ thực tế này, Thủ tướng cho biết, thời gian tới, Chính phủ tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, người lao động thực hiện mọi biện pháp cần thiết để trước mắt, trong thời gian từ nay đến cuối năm 2021 và đầu năm 2022, bảo đảm thu hút đủ nguồn cung lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nhất là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao trong thời gian sớm nhất gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Chủ động ưu tiên tiêm vaccine, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại chỗ; có giải pháp hỗ trợ phù hợp người lao động đối với các khoản chi phí đi lại, ăn ở, sinh hoạt trong thời gian đầu.

"Về lâu dài, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động. Đẩy mạnh, xây dựng, phát triển nhà ở cho người lao động, công nhân, nhất là tại các khu công nghiệp, khu kinh tế. Thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại lao động" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Về vấn đề nhiều người người lao động về quê trong thời điểm dịch bệnh, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo phân tích, đánh giá kỹ để tìm hiểu nguyên nhân, có giải pháp cụ thể, trước mắt và căn cơ, lâu dài, bảo đảm các điều kiện cần thiết để ổn định đời sống, việc làm cho người lao động; nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch chuyển lao động.

Hiểu rõ hơn về dịch bệnh để tự tin chuyển trạng thái

Đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) đặt vấn đề, đến nay tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát nhưng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Nước ta đã chuyển sang thích ứng linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Đây là cách làm đúng, bước đầu có hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đề nghị Thủ tướng cho biết chương trình hành động ứng phó với dịch Covid-19 trong thời gian tới là gì?

Về nội dung này, Thủ tướng lưu ý: Dịch bệnh COVID-19 không những ảnh hưởng tới nước ta mà còn ảnh hưởng tới toàn thế giới. Sau gần 2 năm phòng chống dịch, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm hơn, hiểu rõ hơn về dịch bệnh để dần dần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Chúng ta chưa tiến hành tổng kết đầy đủ, toàn diện, nhưng đã rút ra được một số kinh nghiệm, đưa ra được các trụ cột phòng chống dịch về cách ly, xét nghiệm, điều trị.

Cụ thể, thứ nhất, cách ly nhanh nhất, hẹp nhất, chặt nhất, thực hiện các biện pháp y tế, an sinh xã hội kịp thời, hiệu quả để giải tỏa nhanh nhất có thể;

Thứ hai, xét nghiệm thần tốc, khoa học, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch bệnh;

Thứ ba, điều trị tích cực từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở để người bệnh không chuyển nặng, giảm tử vong.

Cùng với đó, chưa đúc rút phương châm là 5K + Vaccine; thuốc đặc hiệu + Các biện pháp điều trị + Công nghệ + Đề cao ý thức người dân + Biện pháp khác như kết hợp y học cổ truyền và hiện đại... Chúng ta đã hình thành tạm gọi là “lý thuyết chống dịch”, trên cơ sở đó, mạnh dạn, tự tin để chuyển trạng thái.

Thủ tướng chỉ ra: “Dịch bệnh làm bộc lô yếu kém là hệ thống y tế dự phòng và cơ sở, cần củng cố bằng các biện pháp khác nhau. Nhưng quan trọng nhất, theo tôi là phải đầu tư cho nguồn nhân lực, dành tiền mua trang thiết bị có thể nhanh, sớm, nhưng đào tạo ngành y phải nhiều năm. Tôi lo nhất là đào tạo nguồn nhân lực, do đó phải tập trung cho đào tạọ nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nguồn nhân lực này tới cơ sở”- Thủ tướng nói.

Các đại biểu tham dự phiên họp

Linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh hướng tới phục hồi kinh tế- xã hội

Về các chính sách, giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Thủ tướng nhấn mạnh gắn với thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch Covid- 19: Thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương nỗ lực huy động mọi nguồn lực, triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, nhất là những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề do dịch Covid-19, góp phần quan trọng trong việc duy trì, phát triển năng lực sản xuất kinh doanh phù hợp, như nhiều vị đại biểu Quốc hội đã đánh giá.

Hiện nay, nhiều quốc gia, đối tác lớn về thương mại, đầu tư của ta đang trên đà phục hồi mạnh mẽ. Đây vừa là cơ hội thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội, nhưng cũng vừa là thách thức lớn về nguy cơ tụt hậu, lỡ nhịp với xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới nếu chúng ta không có những quyết sách, giải pháp linh hoạt, phù hợp, kịp thời, hiệu quả.

Thủ tướng cho biết, hiện Chính phủ đang nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh phù hợp, linh hoạt các chính sách tiền tệ, tài khóa dựa trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, nợ công được kiểm soát chặt chẽ để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội.

Thực hiện Kết luận của Trung ương, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội, trong đó phân tích, đánh giá kỹ, lựa chọn phù hợp các công cụ, chính sách hỗ trợ, huy động nguồn lực và đánh giá tác động, ảnh hưởng trên các lĩnh vực để trình Quốc hội xem xét.

Phương châm đặt ra là hỗ trợ đúng, kịp thời, khả thi, hiệu quả; gắn kết hài hòa giữa cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ về cơ chế, chính sách và hỗ trợ về nguồn lực tài chính; bảo đảm nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.

"Yêu cầu đặt ra là phải có những chủ trương, quyết sách đúng đắn, phù hợp và các cơ chế, chính sách hỗ trợ, kích thích với quy mô đủ lớn, phạm vi và thời gian phù hợp. Đối tượng hỗ trợ tập trung vào người dân, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, nhất là trong những ngành, lĩnh vực quan trọng bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 với thứ tự ưu tiên, mức độ hỗ trợ, lộ trình phù hợp, khả thi, hiệu quả" - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Quỳnh Nga- Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Năng suất lao động thấp, chi phí Logistic cao, đại biểu đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp cảng

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trong tháng 11/2024

Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo 'đột phá' phát triển tiểu vùng MeKong

Cử tri Gia Lai phấn khởi, kỳ vọng về Luật Điện lực (sửa đổi)

Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Đại biểu Trần Hữu Hậu: Vướng quy định nhập khẩu điều thô châu Phi, nhiều doanh nghiệp rơi vào lao lý

Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng tăng trưởng kinh tế