Chủ nhật 24/11/2024 08:29

Thủ tướng Chính phủ: Sớm trình cơ chế thí điểm mua, bán điện trực tiếp

Chiều 14.7, tại phiên họp Ban Chỉ đạo COP26, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương sớm trình cơ chế thí điểm mua, bán điện trực tiếp.

Theo đó, chiều 14/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (Ban chỉ đạo COP26).

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng giảm phát thải là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược mà VN không thể đứng ngoài. Đây cũng là một cơ hội để phát triển, tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng xanh, bền vững. Thủ tướng cũng chỉ ra những vấn đề cần phải hoàn thiện như xây dựng cơ chế, chính sách để ưu tiên cho chuyển đổi xanh, phát triển xanh, trong đó có quy định liên quan tín chỉ carbon, năng lượng hydrogen…

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo, Thủ tướng đã chỉ đạo nhiều nội dung nhằm đạt các mục tiêu của COP26

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Công thương sớm hoàn thiện, trình ban hành cơ chế thí điểm mua, bán điện trực tiếp (DPPA) giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn để đẩy nhanh các dự án chuyển đổi năng lượng công bằng, thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26. Ban hành quy định khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời phân tán/áp mái; hoàn thiện chiến lược sản xuất hydrogen tại Việt Nam.

Bộ Tài chính tập trung hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong tháng 7.2023; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi cho tăng trưởng xanh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng tiêu chí về tăng trưởng xanh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp xây dựng Nghị định quy định quản lý tín chỉ carbon, trình Chính phủ trong quý 2/2024. Đồng thời, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham khảo kinh nghiệm của các nước, tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về quản lý tín chỉ carbon rừng tại VN, bảo đảm việc thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định và cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Cũng tại phiên họp, Ban chỉ đạo COP26 đã công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ra mắt Ban thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh làm trưởng ban.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: COP 26

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa